24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Nhật Anh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tương quan giữa sự vận động của đường cong lợi suất trái phiếu và kinh tế vĩ mô, liệu bạn đã hiểu đúng?

Yield curve hay đường cong lợi suất là một cụm từ mà đối với những nhà đầu tư không chỉ trên thị trường chứng khoán mà ở trong các lĩnh vực khác đã không còn xa lạ gì nữa. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cụm từ này lại càng được nhắc đến nhiều hơn nữa, vậy cụ thể nó là gì và nó phản ánh điều gì trong 1 nền kinh tế, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tương quan giữa sự vận động của đường cong lợi suất trái phiếu và kinh tế vĩ mô, liệu bạn đã hiểu đúng?

Khái niệm và đặc điểm.

Đường cong lãi suất (hay Yield curve) là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (cùng mức và chất lượng tín dụng). Đường cong lãi suất thường được tạo cho lãi suất trái phiếu chính phủ, do loại trái phiếu này có rủi ro thấp nhất và có nhiều kì hạn.

Đặc điểm:

- Đường cong lợi suất đối với các trái phiếu do Chính phủ phát hành được coi là đường cong lợi suất tham chiếu do rủi ro tín dụng gần như bằng 0.

- Khoảng chênh lệch giữa đường cong lợi suất của một loại trái phiếu nào đó so với đường cong lợi suất tham chiếu sẽ hình thành nên chênh lệch tín dụng (credit spread). Mức độ rủi ro của chủ thể phát hành càng cao thì chênh lệch tín dụng càng lớn và ngược lại.

- Đường cong lợi suất được sử dụng như một công cụ định giá trái phiếu, đồng thời được các nhà kinh tế sử dụng như một cảnh báo về tình hình kinh tế vĩ mô trong tương lai.

Phân loại.

Đường cong lợi suất có 3 loại cơ bản bao gồm: Đường cong lợi suất lồi, đường cong lợi suất phẳng và đường cong lợi suất lõm(hay còn gọi là đường cong lợi suất đảo ngược).

Tương quan giữa sự vận động của đường cong lợi suất trái phiếu và kinh tế vĩ mô, liệu bạn đã hiểu đúng?

1. Đường cong lợi suất lồi(Normal yield curve).

Đường cong lợi suất lồi hay đường cong lợi suất bình thường(normal yield curve): là đường cong lợi suất được hình thành trong điều kiện bình thường khi nhà đầu tư kì vọng không có sự thay đổi vĩ mô bất thường nào và nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường.

Trong điều kiện này, các trái phiếu có kì hạn dài sẽ có lợi tức cao và ngược lại. Điều này là do trái phiếu có thời gian dài hơn thì rủi ro sẽ cao hơn, do đó lợi tức yêu cầu phải cao hơn nhằm bù đắp rủi ro.

2. Đường cong lợi suất phẳng.

Đường cong lợi suất phẳng (flat yield curve): là đường cong lợi suất được hình thành trong bối cảnh các nhà đầu tư có kì vọng trái ngược nhau về thị trường. Trong điều kiện này, thị trường rất khó tự quyết định hướng chuyển động của lợi suất trong tương lai và quan điểm của nhà đầu tư đối với các sản phẩm đầu tư với mức độ rủi ro khác nhau sẽ có những sự trái chiều. Do đó, lợi suất của các kì hạn khác nhau có xu hướng bằng nhau. Trường hợp này thường xuất hiện trong quá trình chuyển giao của nền kinh tế.

3. Đường cong lợi suất lõm(đường cong lợi suất đảo ngược)

Đường cong lợi suất lõm (inverted yield curve): là đường cong lợi suất được hình thành bối cảnh thị trường có những yếu tố bất thường do đó thường có xu hướng ít xuất hiện.

Trong những thời điểm như vậy, trái phiếu ngắn hạn sẽ có lợi suất cao hơn trái phiếu dài hạn. Khi đường cong lõm xuất hiện, đó là tín hiệu cảnh báo nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng. Sự minh họa chân thực nhất chính là việc Yield curve của trái phiếu chính phủ Mỹ thời gian gần đây đã xuất hiện hiện tượng inverted.

Bản chất sự vận động của đường cong lợi suất.

Để giải thích cụ thể và chi tiết vì sao Yield curve lại có sự vận động như vậy thì ta hãy cùng phân tích giả định sau. Tưởng tượng rằng bạn đang có nhu cầu đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế phát triển bình thường, chính phủ đang tích cực thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Bạn đang đưa ra lựa chọn giữa 2 loại sản phẩm đầu tư: Loại thứ nhất là trái phiếu kì hạn ngắn(thường là 3-5 năm) với mức lợi nhuận không quá cao nhưng lại có mức độ rủi ro chấp nhận được, loại thứ 2 là các sản phẩm trái phiếu kì hạn dài(10-15 năm)đem lại lợi nhuận dài hạn hấp dẫn nhưng đồng thời cũng có rủi ro cao(vì tương lai càng xa thì càng khó dự đoán những chuyển động của nền kinh tế). Lúc này bạn là 1 nhà đầu tư và đang cho rằng khi lượng tín dụng được nới lỏng đến 1 mức độ nào đó lạm phát sẽ gia tăng nhanh chóng, do đó bạn lựa chọn đầu tư vào trái phiếu kì hạn dài ngắn vì bạn cho rằng rủi ro về dài hạn trong nền kinh tế là rất lớn. Trong thời điểm đó, những nhà đầu tư khác cũng có những góc nhìn giống với bạn do đó cũng có xu hướng lựa chọn ưu tiên cho những sản phẩm này. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về đầu tư đối với các sản phẩm trái phiếu kì hạn dài sụt giảm mạnh. Để đối phó với điều này, những nhà phát hành bắt buộc sẽ phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn để thúc đẩy thanh khoản đối với những trái phiếu dài hạn. Do vậy, nếu bạn đầu tư cho trái phiếu kì hạn dài thời điểm đó thì bạn sẽ được hưởng mức lãi suất hấp dẫn hơn ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc lợi suất đầu tư của bạn đối với những sản phẩm trái phiếu dài hạn sẽ tăng.

Ở hướng ngược lại, thuận theo quy luật cung cầu, khi lượng người muốn mua đối với những sản phẩm trái phiếu kì hạn ngắn tăng lên thì người phát hành sẽ không cần quá lo về tính thanh khoản của chúng và họ có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn ngắn hạn. Do đó, họ có thể giữ nguyên mức lãi suất ban đầu thậm chí điều chỉnh giảm đi. Điều này đồng nghĩa rằng lợi suất đầu tư của bạn đối với những sản phẩm này sẽ là không đổi hoặc thấp hơn so với mức dự tính. Khi những yếu tố trên tổng hợp lại thì ta sẽ thấy được tổng quan bức tranh của đường cong lợi suất trong bối cảnh nền kinh tế đang vận động bình thường(các trái phiếu có kì hạn dài sẽ có lợi suất cao và ngược lại do đó đường biểu diễn lợi suất trái phiếu theo kì hạn tăng dần sẽ có xu hướng dốc lên).

Tương quan giữa sự vận động của đường cong lợi suất trái phiếu và kinh tế vĩ mô, liệu bạn đã hiểu đúng?

Tuy nhiên, bây giờ hãy chuyển sang 1 viễn cảnh khác. Tại thời điểm bạn đang đưa ra lựa chọn đầu tư thì nền kinh tế đã trải qua giai đoạn lạm phát căng thẳng nhất, Chính phủ để kiểm soát nên đã liên tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ suốt 1 thời gian dài khiến cho nền kinh tế đang dần rơi vào suy thoái thì sẽ thế nào? Lúc này, những nhà đầu tư sẽ có xu hướng nhìn nhận rằng trong thời gian tới nếu lãi suất thả nổi tiếp tục duy trì ở mức cao thì nền kinh tế sẽ ngày càng kiệt quệ và do đó chính phủ sẽ cần phải nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất thả nổi trong tương lai được kì vọng sẽ có xu hướng giảm và nhu cầu đầu tư do đó sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các sản phẩm trái phiếu kì hạn dài vì nó có hiệu suất sinh lời hấp dẫn hơn. Lúc này nhu cầu sở hữu đối với những loại trái phiếu kì hạn dài sẽ gia tăng trong khi thanh khoản của trái phiếu ngắn hạn sẽ gặp vấn đề. Trong bối cảnh như vậy, các chủ thể phát hành với nhu cầu huy động vốn ngắn hạn sẽ phải chấp nhận một lãi suất cao hơn để đẩy mạnh thanh khoản. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao lợi suất trái phiếu kì hạn ngắn sẽ tăng lên nhanh chóng và dẫn đến hiện tượng đường cong lợi suất sẽ có độ dốc xuống theo thời hạn tăng dần, đây chính là hiện tượng đường cong lợi suất đảo ngược(Inverted Yield curve).

Tương quan giữa sự vận động của đường cong lợi suất trái phiếu và kinh tế vĩ mô, liệu bạn đã hiểu đúng?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Vũ Nhật Anh Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả