Tương lai nào cho Việt Nam trong tương quan khu vực và toàn cầu?
Việt Nam có một vị trí địa chiến lược đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á, với tư cách là một đầu mối trung chuyển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là điểm tiếp nối quan trọng giữa Biển Đông nối dài ra Thái Bình Dương với lục địa Á – Âu, là trung tâm của trục Nam–Bắc của vành đai kinh tế mới Tây Thái Bình Dương của thế giới.
Chính vì, việc trở thành một Trung tâm giao dịch, kết nối và trung chuyển của khu vực và toàn cầu sẽ cho phép Việt Nam có một vị thế phát triển mới, đạt đến một tầm cao hơn về phát triển, trong đó, sự chuyển dịch chiến lược phát triển từ các ngành thâm dụng tài nguyên, sang thâm dụng lao động và hướng tới là thâm dụng vốn, là một tiến trình tất yếu cho việc tiến tới vị thế mới này.
Theo đó, một chiến lược chuyển đổi cấu trúc nền tế kinh có ý nghĩa quan trọng cho việc đạt được tới vị thế mới này. Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, do vậy sẽ đi từ một định hướng chiến lược hướng tới các chỉ tiêu về sản lượng (GDP và các chỉ tiêu tương ứng) trong đó huy động các nguồn lực tạo sức mạnh về sản xuất theo chiều rộng; chuyển hướng sang định hướng chiến lược hướng tới các chỉ tiêu về giá trị (năng suất lao động) trong đó huy động các cách thức vận hành hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động và giá trị tạo thành từ lao động; và hướng tới định hướng chiến lược hướng tới đặt tầm ảnh hưởng quốc gia làm trọng tâm (sức mạnh tổng hợp quốc gia) trong đó thay đổi cấu trúc vận hành và cấu trúc cấu thành năng lực quốc gia là nền tảng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận