24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hương Mai
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tương lai nào cho tàu sân bay Mỹ?

Cách đây 99 năm, Hải quân Mỹ được biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên là USS Langley. Trong một bài viết vừa qua, tạp chí Popular Mechanics cho biết, sau gần một thế kỷ, hạm đội tàu sân bay vẫn được xem là “át chủ bài” của Hải quân Mỹ trong “cuộc chơi” trên đại dương.

“Át chủ bài”

Theo tạp chí Popular Mechanics, mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường bao gồm một tàu sân bay, một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hải quân Mỹ hiện sở hữu 11 tàu sân bay, gồm 10 chiếc lớp Nimitz và một chiếc lớp Ford mới. Tàu sân bay chỉ là một “sân bay nổi” và sức mạnh thực sự của nó nằm ở những chiếc máy bay.

Trên mỗi tàu sân bay Mỹ có tới 74 máy bay, trong đó có 44 máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F-35C, 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, 4 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-2 Hawkeye, 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound cùng 19 trực thăng săn ngầm Seahawk.

Theo tạp chí Popular Mechanics, mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường bao gồm một tàu sân bay, một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các tàu sân bay Mỹ hoạt động theo nguyên tắc: Vào bất kỳ thời điểm nào cũng có ít nhất 3 tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển, trong khi 3 chiếc khác chuẩn bị thực hiện hoặc vừa kết thúc nhiệm vụ và những chiếc còn lại được bảo dưỡng tại nhà máy “vốn không thể triển khai trong vòng 2-3 năm”.

Tất cả 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ hiện nay đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhờ đó có lợi thế độc đáo là khả năng di chuyển ở tốc độ cao trong nhiều tháng liền mà không cần tiếp nhiên liệu. Điều này cho phép Hải quân Mỹ triển khai nhanh chóng tàu sân bay đến các điểm nóng trên thế giới để “ứng phó nhanh hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu”.

“Những thay đổi về năng lực tác chiến trên không và việc sử dụng rộng rãi các phương tiện không người lái có thể làm thay đổi “cuộc chơi” đôi chút.

Tạp chí Popular Mechanics cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch trang bị các máy bay thuộc Chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD-được cho là có thể bao gồm máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 có người lái kết hợp với các biến thể không người lái khác) để thay thế các máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet trên các tàu sân bay bắt đầu vào những năm 2030.Tuy nhiên, nhiều trong số các phương tiện đó sẽ vẫn cần đến nhiên liệu, đạn dược và bảo dưỡng. Ở trên biển, chỉ có tàu sân bay mới thực sự đáp ứng được nhu cầu này”, Tiến sĩ Craig Hooper, Giám đốc điều hành hãng tư vấn Themistocles có trụ sở tại thủ đô Washington, nhấn mạnh.

Trong những thập niên tới, các tàu sân bay lớp Nimitz hiện có của Hải quân Mỹ cũng dự kiến sẽ được thay thế bằng các tàu lớp Ford được trang bị “công nghệ bắt kịp thời đại”.

“Tàu sân bay đã liên tục phát triển theo thời gian. Khi tác chiến trên không thay đổi, tàu sân bay đã dễ dàng thích ứng bằng công nghệ mới nhất. Để bổ sung các loại vũ khí mới, chỉ cần bảo đảm rằng các máy bay trên tàu sân bay có thể mang theo chúng. Còn khi có thêm các nhiệm vụ mới cũng chỉ cần đóng thêm tàu sân bay mới”, tạp chí Popular Mechanics nhấn mạnh.

Nguy cơ bị “đánh chìm” trong thời bình

Tuy nhiên, tạp chí Popular Mechanics cũng cho rằng, việc các tàu sân bay Mỹ không ngừng gia tăng sức mạnh không có nghĩa rằng nguy cơ đối với chúng ít đi. Thay vào đó, kể từ sau Chiến tranh Lạnh, một thế hệ các loại vũ khí mới đã được phát triển, trở thành mối đe dọa đối với tàu sân bay.

Các tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26 của Trung Quốc có khả năng nhắm trúng tàu sân bay đang di chuyển ở khoảng cách lên tới gần 4.000km, lớn hơn nhiều so với tầm hoạt động của các máy bay tiêm kích trên tàu sân bay Mỹ.

Trong khi đó, tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga với tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh) có thể mang đầu đạn hạt nhân “gây khó khăn” đối với khả năng bắn hạ của đối phương.

Ngoài ra, chi phí đắt đỏ cũng có thể “đánh chìm” tàu sân bay Mỹ, nhất là trong thời bình. Chỉ riêng chi phí đóng siêu tàu sân bay mới nhất USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã lên tới 13 tỷ USD. Đó là chưa kể tới con số 6,5 tỷ USD cho 74 máy bay trên tàu sân bay cùng 10 tỷ USD cho các tàu hộ tống.

Theo tạp chí Popular Mechanics, chi phí để tháo dỡ các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng không hề rẻ. Việc tháo dỡ tàu sân bay USS Enterprise đã bị Hải quân Mỹ loại biên có thể tiêu tốn 1-1,5 tỷ USD, trong đó phần lớn chi phí này là để xử lý 8 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A2W.

“Không có gì kéo dài vĩnh viễn. Không thể tránh khỏi chuyện một loại công nghệ mới nào đó sẽ làm đảo lộn vị thế hiện nay và thời đại của tàu sân bay, giống như mọi vũ khí khác, sẽ chấm dứt.

Điều quan trọng là Mỹ, vốn đã đầu tư vào tàu sân bay nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, cần phải nhìn nhận thực tế về “thời kỳ hoàng hôn” của tàu sân bay.

"Giờ đây, Hải quân Mỹ phải bảo đảm tận dụng tối đa lợi thế của 11 tàu sân bay hiện có”, tạp chí Popular Mechanics kết luận.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả