menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Phong

Tương lai nào cho Libra?

Ngay từ khi chưa ra mắt, đồng Libra đã vấp phải nhiều sự phản đối từ một số nhà lập pháp và chính trị gia trên thế giới. Ngay sau khi ngày công bố 18/6/2019, Facebook đã bị một số Nghị sĩ Mỹ yêu cầu tạm dừng phát triển hoàn toàn dự án Libra và phải điều trần trước Quốc hội.

Vào ngày 18/6, Facebook đã giới thiệu đồng tiền điện tử mới cho phép người dùng thực hiện hàng tỷ giao dịch trên toàn cầu. Libra, tên đồng điện tử, giúp người dùng mua sắm trên Facebook, thậm chí gửi tiền cho nhau thay vì sử dụng đồng USD hay tiền bản địa.

Theo Mark Zuckerberg, CEO Tập đoàn Facebook, vai trò của Libra là tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính mang tính toàn cầu để phục vụ cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Tương tự các đồng tiền ảo khác, Libra vẫn hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Mặc dù vậy, Libra không được tạo ra bằng cách “đào” mà đồng tiền này được phát hành dựa trên một lượng tài sản đảm bảo thực. Nói đơn giản hơn, đồng tiền kỹ thuật số này được tạo ra cũng giống như cách các ngân hàng trung ương trên thế giới phát hành tiền giấy.

Lượng tài sản đảm bảo của đồng Libra sẽ được để trong ngân hàng hoặc đầu tư vào các tài sản sinh lãi có rủi ro thấp, như trái phiếu chính phủ Mỹ, nhưng phần lợi nhuận không được phân phát cho người sở hữu Libra mà sử dụng cho việc hoạt động của tổ chức quản lý loại tiền tệ này, ví dụ như tài trợ cho hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động xã hội.Cụ thể, Facebook khẳng định Libra là một “đồng tiền ổn định”, do có giá trị gắn với tài sản thực. Về cơ bản, chỉ có một cách tăng số lượng Libra đang lưu hành là người dùng sử dụng các loại tiền tệ khác, như đôla Mỹ, euro, nhân dân tệ hay yên để mua Libra và số tiền này được coi là “tài sản đảm bảo” cho lượng Libra mà người này sở hữu.

Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện tại, không phải nhiều quốc gia chấp nhận tiền kỹ thuật số như một phương tiện thanh toán hợp pháp; thậm chí, loại tiền này còn bị cấm ở một số quốc gia. Các quy định pháp lý áp dụng cho tiền kỹ thuật số nhìn chung còn chưa đầy đủ, kể cả ở các quốc gia cho phép giao dịch chúng.

Do đó, ngay từ khi chưa ra mắt, đồng Libra đã vấp phải nhiều sự phản đối từ một số nhà lập pháp và chính trị gia trên thế giới. Ngay sau khi ngày công bố 18/6/2019, Facebook đã bị một số Nghị sĩ Mỹ yêu cầu tạm dừng phát triển hoàn toàn dự án Libra và phải điều trần trước Quốc hội.

Về phía Pháp, Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire nói rằng Facebook hoàn toàn có thể tạo ra một công cụ để giao dịch, nhưng đồng tiền điện tử của mạng xã hội này không thể trở thành một loại tiền tệ quốc gia. Ông Le Maire nhấn mạnh Libra không thể có các thuộc tính của một đồng tiền chính thức như khả năng phát hành nợ và hoạt động như một loại tiền tệ dự trữ. Bộ trưởng Tài chính Pháp cho rằng phải có những “giới hạn" được đặt ra và những yếu tố chính thống phải nằm trong tay chính phủ các quốc gia chứ không phải các công ty tư nhân chỉ phục vụ lợi ích của riêng họ.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mark Carney tỏ ra có "quan điểm cởi mở" hơn về những tiện ích tiềm năng của đồng Libra. Tuy vậy, ông vẫn cảnh báo nó sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt về đảm bảo khả năng hoạt động và không bị sử dụng để rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

Hiện Liên minh châu Âu cũng đã công khai phản đối đồng tiền ảo của Facebook, cho rằng Libra mang lại các nguy cơ gây bất ổn tài chính, thậm chí là chủ quyền quốc gia. Benoit Coeure, một giám đốc điều hành của ECB đã cho biết cần có các quy định chặt chẽ để Libra vận hành.

Trước đó, BIS đã cảnh báo rằng các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi Facebook, Google và Amazon có thể tạo ra rủi ro mới cho lĩnh vực ngân hàng. Những rủi ro đó bao gồm việc Facebook có thể trở thành một "ngân hàng ngầm"- shadow bank, nguy cơ về hoạt động rửa tiền, tội phạm...

Gần đây nhất, ngày 16/9, giới chức ngân hàng toàn cầu và đại diện các định chế tài chính lớn thế giới nhóm họp tại Basel, Thụy Sĩ để thảo luận về đồng tiền ảo Libra của Facebook. 26 ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ trao đổi cùng đại diện của Libra. Các nhà sáng lập Libra trả lời những câu hỏi liên quan tới mục đích, vai trò của đồng tiền ảo này. Động thái này cho thấy các NHTW thế giới vẫn đang rất thận trọng trong quyết định công nhận và cho phép sử dụng đồng Libra để giao dịch.

Bên cạnh thái độ thận trọng, một số NHTW lại đang có xu hướng đẩy nhanh việc sáng tạo đồng tiền ảo của riêng mình. Chủ tịch BIS Agustisn Carstens cho biết, BIS đang làm việc với các ngân hàng trung ương để phát hành tiền ảo. Hiện nay, Thụy Sỹ, Hồng Kông, Singapore và Thụy Điển sẽ kết hợp với các tổ chức tiền tệ chính thống của mình để thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ tài chính và bắt đầu nghiên cứu phát hành tiền ảo.

Tương tự như vậy, ECB cũng đang có những động thái chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền ảo của riêng khu vực. Ông Coeure đã từng phát biểu trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính của EU tạiHelsinki rằng đã đến lúc cơ quan quản lý cần suy nghĩ tạo ra đồng tiền điện tử riêng của ECB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại