Từng nuôi tham vọng ‘kỳ lân’, vì sao Propzy lại lâm vào tình cảnh đóng cửa sau 5 năm khởi sự?
Theo đánh giá từ các chuyên gia trong ngành, Covid-19 hay chiến tranh Nga – Ukraine chỉ là một trong những nguyên do khiến Propzy "ngã ngựa”.
Trong thư gửi các nhân viên của Propzy, CEO John Lê bày tỏ, chính Covid-19 cộng với việc không thể gọi được vốn đã khiến Propzy phải đóng cửa ở thời điểm này.
Quá trình mắc cạn của Propzy
Giữa năm 2022, có một tin đồn khá sốc lan truyền trong giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam: Propzy sắp đóng cửa. Vì sao lại sốc? Vì Propzy chính là startup tiên phong trong lĩnh vực proptech với 5 năm tuổi, có một nhà sáng lập là gương mặt kỳ cựu của giới khởi nghiệp ở Mỹ và vừa mới nhận được 25 triệu tiền đầu tư ở vòng Series A vào tháng 6/2020.
Thời điểm đó (tháng 6/2022), để xác thực thông tin, chúng tôi đã liên lạc với Propzy và họ trả lời rằng: công ty không hề đóng cửa. Việc sa thải 50% nhân sự cũng như việc giải thể Công ty TNHH Dịch vụ Propzy là nằm trong kế hoạch thay đổi mô hình và chiến lược kinh doanh mới. Hay nói cách khác, từ một mô hình kinh doanh phức tạp trước đây, họ đã chia nhỏ ra để quản lý.
Đầu năm 2021, mô hình kinh doanh của Propzy vẫn còn tích hợp tất cả dịch vụ trong một. Cụ thể: người bán và người mua nhà sẽ đặt yêu cầu của mình trên nền tảng, sau đó Propzy đến và đóng vai trò làm người trung gian mua bán.
Người bán không được gặp trực tiếp người mua mà phải làm việc qua 2 môi giới của Propzy, có như thế họ mới có thể thu phí hoa hồng 1%. Hơn nữa, nếu nhà của khách đang gặp vấn đề pháp lý hoặc chưa hoàn công, những chuyện Propzy gặp thường xuyên, nhưng khách vẫn có nhu cầu mua hoặc bán, 2 bên thương lượng với nhau và đội ngũ pháp lý của Propzy sẽ cung cấp dịch vụ giải quyết vấn đề đó và đó sẽ là tiền thu ngoài hợp đồng.
Bên cạnh đó, Propzy xây dựng thêm app về quản lý bất động sản và chiến lược hướng đến cho người dùng của mình vay tiền mua nhà.
Mô hình kinh doanh mới nhất của Propzy trước khi giải thể. Ảnh: Nhịp sống thị trường. |
Quá trình tái cấu trúc được triển khai, công ty tách ra thành 4 mảng chính: Sàn giao dịch kết nối mọi nhu cầu bất động sản, Propzy không đứng ra làm trung gian nữa; dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản Propzy; giải pháp tài chính bất động sản Propzy Stay; dòng sản phẩm mới Propzy Home.
Về nhân sự: Propzy đã phải sa thải 1/2 lượng nhân sự trong năm 2021, hầu hết ở mảng kinh doanh sales và công nghệ; nhưng tháng 6/2022, đại diện Propzy cho biết công ty đã tuyển dụng thêm nhân sự để phát triển các sản phẩm mới như Propzy Home hay Propzy Stay.
Bên cạnh đó, họ cũng đã tạm thời đóng cửa hết tất cả trung tâm giao dịch mà mình có. Với việc Propzy đã thay đổi mô hình kinh doanh và sa thải nhiều sales, thì các trung tâm giao dịch tồn tại cũng không còn nhiều ý nghĩa. Còn theo tiết lộ từ Propzy, họ sẽ tạm đóng cửa để cải tiến thành mô hình Trung tâm trải nghiệm nhà mẫu Propzy Home, dự kiến ra mắt vào quý IV/2022.
Trong lần phỏng vấn của chúng tôi với CEO của Propzy vào 1/2021, lúc đó họ có 700 nhân sự và 30 trung tâm giao dịch. Còn theo hồ sơ LinkedIn của công ty, họ có khoảng hơn 200 nhân viên đang làm việc trước khi chính thức đóng cửa.
Tuy nhiên, có vẻ phương án xoay chuyển và tái cấu trúc của Propzy không thể khiến họ kinh doanh hiệu quả hơn cũng như thuyết phục được các nhà đầu tư xuống tiền, hậu quả là Propzy phải giải thể chỉ chưa đầy 3 tháng sau tin đồn nói trên lan truyền.
Propzy không chỉ sa thải 50% nhân sự mà còn đóng cửa toàn bộ phòng giao dịch của mình đầu 2022. Ảnh: Nhịp sống thị trường. |
"Cú ngã" của Propzy do đâu?
Theo nguồn tin từ nội bộ Propzy, trong bức thư gửi nhân viên thông báo về quyết định đóng cửa, CEO John Lê đã viết: “Chúng ta đã huy động được 25 triệu USD ở vòng Series A vào giữa năm 2020, tuy nhiên ngay lập tức chúng ta gặp phải tình trạng đại dịch kéo dài cộng với sự bất ổn của nền tài chính toàn cầu bị ảnh hưởng vì cuộc chiến giữa Nga – Ukaraine.
Những nỗ lực phát triển kinh doanh của chúng ta trong giai đoạn này đã gánh chịu những tổn thất đáng kể, chúng ta không thể hồi phục hay quay trở lại như trước do phải liên tục đóng cửa, bởi các đợt cao trào Covid-19. Việc không thể huy động được nguồn vốn trong bối cảnh môi trường toàn cầu khá rối ren, gần như là 'nhát dao' cuối cùng kết liễu công ty khởi nghiệp non trẻ của chúng ta.
Công ty đã bắt đầu quá trình cắt giảm các hoạt động kinh doanh từ ngày 12/9. Tất cả các hợp đồng lao động của nhân viên sẽ chấm dứt và có hiệu lực từ lúc 12:01 ngày 13/9/2022. Tiền lương cũng như tiền nghỉ phép tích lũy sẽ được thanh toán đầy đủ. Cuối cùng, Công ty sẽ cố gắng hết sức để đưa cho mỗi bạn một khoản trợ cấp thôi việc tương xứng với thời gian và đóng góp của bạn”.
Theo đánh giá từ các chuyên gia trong ngành, Covid-19 hay chiến tranh Nga – Ukraine chỉ là một trong những nguyên do khiến Propzy ‘ngã ngựa”.
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, một chuyên gia về đầu tư – tài chính trong ngành bất động sản, Propzy là một trường hợp khá đáng tiếc. Ông là một trong những người đã theo sát Propzy từ những ngày đầu.
“Thời điểm ban đầu, ý tưởng và mô hình kinh doanh của Propzy rất tốt. Lúc đó, John Lê phụ trách tài chính, đội ngũ nhân sự công nghệ của công ty rất ‘chất’, đội ngũ nhân sự bất động sản cũng khá ổn. Tuy nhiên, theo thời gian, có vẻ quy trình quản lý trong công ty không còn rạch ròi như ban đầu, anh John Lê có vẻ đã tự quyết nhiều thứ.
Tôi cũng muốn Propzy thành công, nhưng đợt rồi công ty chi nhiều quá! Công ty cũng đi theo hướng mở nhiều chi nhánh để sát với thị trường hơn, những rồi cũng đóng cửa. Tôi thấy rất tiếc!
Theo tôi, không phải khi nào có tiền nhiều cũng tốt. Có nhiều tiền mà không biết cách chi tiêu cũng không thể đi đến cuối cùng. Những người giỏi từ ngành khác nhảy qua chưa chắc đã làm tốt, vì ngành bất động sản Việt Nam khá phân mảnh và phức tạp. Chỉ có ‘cày sấp mặt’ với thực tế một thời gian thì mới hiểu hết ngành.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư bất động sản Việt An Hòa. Ảnh: Nhịp sống thị trường. |
Đồng quan điểm, ông Long Leo Phạm, từng làm quản lý đầu tư tại Access Ventures, cho rằng: Thất bại của Propzy nằm ở thị trường và nhà sáng lập.
“Đầu tiên, nhà sáng lập của Propzy đã không hiểu sâu về thị trường, đi quá nhanh so với hiểu biết của bản thân, như em bé ‘chưa học bò đã lo học chạy’.
Có thể nói, Propzy giải quyết những vấn đề không có thật, nên khi thị trường tăng trưởng thuận lợi (market uptrend), kêu gọi được vốn thì sống tốt; còn khi thị trường bị suy thoái (downtrend) khó kêu gọi vốn cộng với không có doanh số, thì chết.
Mô hình của Propzy là proptech, nhưng thật ra họ không có nhiều công nghệ lắm, chủ yếu vẫn làm câu chuyện môi giới. Lúc đầu, Propzy hướng tới giải quyết câu chuyện mua nhà cho người dùng, nhưng sau khi nhận được tiền đầu tư thì đánh sang đủ thứ, tham gia cả thị trường sơ cấp/thứ cấp/quản lý bất động sản.
Mục tiêu của Propzy là muốn khai phá giá trị của toàn ngành bất động sản, nhưng lại không hiểu ngành, không hiểu nỗi đau (painpoint) của từng mảng, nên không giải được bài toán nào đến nơi đến chốn.
Thứ hai, sau khi Propzy tìm cách xoay chuyển để tồn tại cũng không tìm ra được chiều hướng đúng. Dịch vụ mua nhà rồi tân trang để bán lại Prozy Home lại tập trung vào thị trường thứ cấp, chọn phân khúc nhà phố là chưa đúng. Nên sau đó họ phải ôm một đống tài sản khó thanh lý.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận