Từ vụ Asanzo: Nhìn lại C/O trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, C/O đóng một vai trò rất quan trọng. Ngoài việc chứng minh xuất xứ hàng hóa, C/O còn giúp các doanh nghiệp hưởng lợi từ thuế xuất khi tham gia các Hiệp định FTAs.
Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu (XNK), hiện nay, Việt Nam đã có Nghị định: 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật ngoại thương đối với xuất xứ hàng hóa. Theo đó, Điều 3 của Nghị định này quy định: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổtham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Theo quy định này, thì một sản phẩm có nhiều chi tiết được nhập ở nhiều nơi khác nhau và nơi thực hiện công đoạn cuối cùng hoàn thiện sản phẩm thì được ghi xuất xứ hàng hóa tại nơi đó.
Cần một quy định riêng
Doanh nghiệp nộp Hồ sơ xin cấp C/O tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. HCM.
Theo Luật sư Phạm Ngọc Hưng – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, khi chúng ta ra nhập các Hiệp định Thương mại tự do của một nhóm nước thì sẽ có những quy định riêng về tính tham gia xuất xứ hàng hóa như thế nào? Và Hải quan sẽ có những form riêng cho những xuất xứ hàng hóa đó.
Cũng theo LS. Hưng, khi các doanh nghiệp khai đúng về nơi cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hóa thì khi nhập hàng vào, doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi mà các Hiệp định Thương mại tự do đó mang lại. Chẳn hạn như đối với hàng hóa có xuất xứ từ Asean thì phải khai theo Form D và khi nhập hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế xuất 0%.
Đối với câu chuyện của Asanzo, LS. Hưng cho rằng, nếu chiếu theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì Asanzo không vi phạm về việc ghi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định này lại chỉ quy định đối với các sản phẩm hàng hóa XNK, nhưng lại không thể quy định riêng đối với hàng hóa tiêu thị nội địa. Vì đã là Luật thì không thể ở Nghị định này thì định nghĩa về xuất xứ hàng hóa thế này, ở Nghị định khác lại định nghĩa về xuất xứ hàng hóa khác được. Do đó, cũng có thể áp dụng Nghị định 31 để xem xét những trường hợp cụ thể như Asanzo.
Tuy nhiên, Nghị định 31 cũng có quy định rất rõ về công đoạn cuối cùng phải là công đoạn tương đối cơ bản, chứ không chỉ đơn thuần là lắp một cái vỏ hộp vào thì gọi đó là công đoạn cuối cùng được. Tức là doanh nghiệp phải có dây truyền sản xuất, có quy trình kiểm tra chất lượng…
Asanzo cần làm gì?
Đối với trường hợp của Công ty Sa Huỳnh, nếu đây không phải là một công ty con của Asanzo mà lại nhập hàng hóa từ nước ngoài và dán nhãn thương hiệu Asanzo bán trên thị trường thì công ty này đã có dấu hiệu gian lận thương mại và Asanzo khởi kiện công ty Sa Huỳnh là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu của mình. Nếu đủ chứng cứ, cơ quan điều tra có thể khởi tố theo Luật Hình sự về tội danh lưu hành hàng gian, hàng giả và gian lận Thương mại.
Ở một góc độ khác, hiện nay chúng ta đã có Luật Cạnh tranh, nếu doanh nghiệp có gian lận thương mại thì cũng phải do cơ quan có thẩm quyền kết luận, báo chí không được phép kết luận thay cho các cơ quan chức năng và của Tòa án. Chính sự kết luận vội vàng này đã gây nên sự thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Mặt khác, Luật Dân sự cũng có quy định ai gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân, thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải chứng minh được là mình thiệt hại cái gì? Thiệt hại bao nhiêu và nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là gì? LS. Hưng nhấn mạnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận