menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Đức

Từ việc Thái Lan áp thuế bán phá giá với thép Việt: Cảnh báo "cơn bão" áp thuế bán phá giá

Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá việc Thái Lan áp thuế bán phá giá hơn 50% với thép Việt là quyết định khá mạnh tay.

Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97% - 51,61% (giá CIF) đối với các sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra nhằm ngăn chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.

Vụ việc này một lần nữa làm dấy lên lỗi lo của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng hóa. Về vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ việc Thái Lan áp thuế bán phá giá với thép Việt: Cảnh báo "cơn bão" áp thuế bán phá giá

Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

-Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

Việt Nam đang ngày càng phải đối diện nhiều hơn với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặt ra nhiều mối lo cho xuất khẩu hàng hóa.

Thép cũng là một trong những mặt hàng bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất bởi tình trạng "mượn" xuất xứ, hay nói cách khác là gian lận thương mại của nhiều doanh nghiệp, công suất ngành sản xuất thép trên thế giới đang bị dư thừa khiến sản phẩm này của Việt Nam lọt vào tầm ngắm của các nước nhập khẩu.

Với mức thuế chống bán phá giá Thái Lan đưa ra đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép dao động từ 6,97% - 51,61%, đây có thể được coi là mức thuế khá cao, có tác động tương đối đến việc xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường nước ngoài.

-Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng quyết định này là quá nặng tay, thưa luật sư?

Đúng là như vậy. Nếu như so sánh với mức thuế của Việt Nam áp dụng với các mặt hàng thép cán nguội nhập khẩu của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia hay Đài Loan thì con số chỉ dao động từ trong khoảng 10,91 - 37,29% thì mức thuế chống bán phá giá mà Thái Lan áp từ 6,97% - 51,61% đối với Việt Nam là một quyết định khá nặng tay.

Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá, lệnh áp thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng tối đa trong 5 năm và hàng năm các thành viên có thể tiến hành rà soát mức thuế áp dụng trên cơ sở có yêu cầu chính thức từ phía các bên liên quan hoặc cơ quan điều tra thấy cần thiết. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục xem xét tham gia các đợt rà soát để bảo đảm quyền và lợi ích trong quá trình Thái Lan rà soát.

-Trước Thái Lan, Mỹ cũng đã áp thuế tới 456% với các dòng sản phẩn thép Việt Nam nhưng có nguồn gốc nước ngoài. Theo Luật sư, những vụ việc này sẽ tác động như thế nào tới ngành thép?

Việc bị áp thuế trong ngành thép để chống lẩn tránh thuế từ các nước đã không còn mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp lớn, có thế mạnh đã chủ động đa dạng hóa thị trường và chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ vừa tăng sức cạnh tranh, vừa giúp doanh nghiệp thoát mối lo áp thuế chống lẩn tránh thuế từ các thị trường.

Tuy nhiên, chắc chắn hàng rào thuế quan này sẽ gây tác động gián tiếp tới những sản phẩm xuất khẩu khác từ Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi hàng hoá từ một số quốc gia “đội lốt” xuất xứ để đưa sang Thái Lan, Thái Lan sẽ càng chú ý và sẵn sàng mạnh tay hơn với hàng Việt khi bị doanh nghiệp Thái Lan nghi ngờ về khả năng gian lận thương mại.

-Trong bối cảnh mới như hôm nay, làm thế nào để có thể hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá cho doanh nghiệp, thưa ông?

Giải pháp đầu tiên là doanh nghiệp thép trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu,… để kịp thời ứng phó với những tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế.

Đồng thời, để tránh các vụ kiện chống bán phá giá, doanh nghiệp ngành thép cần thường xuyên nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế, cấu trúc lại thị trường xuất khẩu, tránh xuất khẩu tập trung vào một thị trường dẫn tới kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng đột biến, tạo lý do cho thị trường nhập khẩu khởi kiện.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại