menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Cường

Từ sự cố nước sạch sông Đà: Cần lấp "lỗ hổng" trong quản lý nguồn nước

Sau hai tuần nước sông Đà nhiễm dầu thải đẩy hàng trăm nghìn hộ dân ở Hà Nội vào cảnh thiếu nước sạch, hàng loạt vấn đề liên quan đến bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước được đã được đặt ra. Tuy nhiên, để giải quyết được những điểm yếu

Gặp khó từ chính sách đến...thực hiện

Mặc dù Chính phủ đã có những hành động quyết liệt nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, song theo TS. Trần Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), quy định pháp luật thì đầy đủ nhưng thực hiện còn nhiều hạn chế. Vấn đề được ông Tuấn chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nào đảm bảo an ninh nguồn nước sạch tại Hà Nội?”, do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 31/10 cho thấy, rào cản lớn nhất trong đảm bảo an ninh nguồn nước chính là những vấn đề triển khai các quy định trong thực tiễn.

Chẳng hạn, theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP quy định về bảo đảm cấp nước an toàn, Thủ tướng cũng thành lập Ban chỉ đạo của Ban cấp nước an toàn, tổ chức thực hiện cho 63 tỉnh, thành. Các nội dung quy định đầy đủ từ đánh giá hiện trạng, rủi ro, quan trắc,... Tuy nhiên, trong thực tế, chương trình đã đi vào hoạt động, phối hợp với Hội cấp thoát nước Việt Nam, Tổ chức y tế thế giới... nhưng đa phần chỉ dừng ở mức thành lập, công bố còn việc quản lý, triển khai chưa thực sự được quan tâm.

Cụ thể, sau khi Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn tới 63 tỉnh, thành, đến nay mới có 49/63 tỉnh, thành có Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn chỉ có 41/63 tỉnh, thành. Một nội dung quan trọng nhất là đơn vị cung cấp nước phải có kế hoạch cung cấp nước an toàn cho chính công ty mình, nhưng hiện chỉ có 35/300 công ty xây dựng được sổ tay cấp nước an toàn.

Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của địa phương trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước cũng cần được nâng cao. Theo TS. Trần Anh Tuấn: Việc giao cho các doanh nghiệp cấp nước vùng phục vụ cấp nước cần phải thông qua chính quyền địa phương. Nghị định bây giờ ghi là thỏa thuận, nhưng cần nâng lên để ràng buộc hơn về tính pháp lý. Các công ty kinh doanh cấp nước cũng phải có trách nhiệm báo cáo địa phương để thực hiện.

Ngoài ra, một vấn đề khác là hiện nay, văn bản quy định về ngành cấp nước mới dừng ở cấp Nghị định, mục tiêu an sinh xã hội chưa phải là mục tiêu đầu tiên. Vì vậy, việc quản lý an ninh nguồn nước từ Trung ương đến địa phương còn chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ trong quy định, quy trình đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước hiện nay cũng còn nhiều bất cập. Theo ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, nguồn nước đang được chúng ta sử dụng rất nhiều mục đích, một dòng sông vừa dùng để khai thác nước sinh hoạt, vừa cho phép các hoạt động tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố.

Điển hình trên dòng sông Đà đang được dùng với nhiều chức năng như vận chuyển hàng hóa, kể cả hàng hóa nguy hiểm, cơ sở kinh doanh xăng dầu dưới sông, các cảng thủy, nội địa, các cơ sở chế biến, lưu chứa sử dụng kinh doanh xăng dầu hóa chất gần khu vực bờ sông. Tất cả những hoạt động này đều tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tăng cường quản lý, bảo đảm an ninh nguồn nước

Việc nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sông Đà bị nhiễm dầu vừa qua là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người dân. Do đó, để phòng ngừa và ngăn chặn sự cố kịp thời, cần sự thay đổi toàn diện từ quy định cung cấp dịch vụ công đến công tác phối hợp, bảo vệ an ninh, an toàn nguồn nước giữa các đơn vị có liên quan.

Cùng chung quan điểm này, ông Phạm Văn Sơn nhấn mạnh: Chúng ta phải đặt vấn đề phòng ngừa lên hàng đầu, chỉ có phòng ngừa mới giảm thiểu được tác hại với cộng đồng còn khi sự cố đã xảy ra thì ứng phó cũng chỉ giảm thiểu tác động.

Để phòng ngừa và xử lý kịp thời thì hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ và thống nhất sẽ là “bước đệm” vững chắc nhất. Do đó, cần quy định trách nhiệm bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm chính của các địa phương, các nhà máy chỉ có trách nhiệm phối hợp. Đặc biệt, phải sớm xây dựng và ban hành Luật Sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch để bổ sung cho Nghị định 117 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để đảm bảo chất lượng nước, nước đạt các quy chuẩn, các đơn vị chức năng cần ban hành các quy định tạo sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý địa phương…

Đồng thời, xây dựng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các sự cố có thể phát sinh như lắp đặt barie để ngăn ngừa; kiểm soát công tác xả thải của các nhà máy, trang trại trong khu vực…

Ngoài ra, theo ông Phạm Văn Sơn: Cần có hệ thống quan trắc online tự động, liên tục. Với rủi ro đến từ dầu thải, cần thiết lập và duy trì các màng lọc, không chỉ riêng với nhà máy nước mà với tất cả các cơ sở công nghiệp, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, các điểm rửa xe để kiểm soát ô nhiễm dầu hàng ngày và phòng ngừa chủ động sự cố tràn dầu 24/7.

Các chuyên gia về môi trường cho rằng, từ sự cố nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu đặc biệt nghiêm trọng, các cơ quan chức năng cần phải sớm xây dựng, ban hành những quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại