menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Tư Giang Pro

Từ room tín dụng đến quota thương mại

Room tín dụng được đưa ra lần đầu tiên trong NQ11 năm 2011 dưới thời TTg Nguyễn Tấn Dũng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong nhiệm kỳ đầu, dưới sự hồ hởi của việc gia nhập WTO, cả chính sách tiền tệ và tài khóa được mở rộng quá mức, làm kinh tế vĩ mô chao đảo, lạm phát tăng cao. Năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cha đẻ của nó, giải thích room chỉ là “biện pháp tình thế”.

Room tín dụng và trần lãi suất đánh dấu sự trở lại của biện pháp hành chính rất ngặt nghèo mà các chính phủ trước đó dưới thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp không làm. Để chống lạm phát, người ta tư vấn cho Thủ tướng Đỗ Mười áp dụng chính sách lãi suất thực dương, và “Ngân sách thu lấy mà chi; Ngân hàng vay lấy mà cho vay”, hay nói cách khác chấm dứt in tiền để chi và để làm vốn cho vay như trước.

“Biện pháp tình thế”, như ông Bình giải thích, là nhằm khắc phục những hệ lụy tăng trưởng tín dụng thiếu kiểm soát của người tiền nhiệm, ông Nguyễn Văn Giàu. Trong giai đoạn 2007-2011, tín dụng tăng trưởng bình quân trên 33%/năm, với kỷ lục tới 53% năm 2007.

Nhưng, hạn mức tín dụng đã ngay lập tức gây hỗn loạn. Ông nói với TBKTSG: “Có tổ chức tín dụng đang thừa vốn nhưng đã sử dụng hết hạn mức. Có ngân hàng còn “room” cho vay, lại thiếu vốn. Có ngân hàng còn vốn, còn hạn mức nhưng không muốn cho vay thêm vì thấy rủi ro quá. Những ngân hàng còn hạn mức, thiếu vốn, muốn tăng trưởng tín dụng cũng không dễ vì huy động từ dân cư phải trả lãi suất cao để cạnh tranh, vay liên ngân hàng thì bị vướng các quy định của NHNN. Với những quy định hiện nay, vốn đang nơi thừa nơi thiếu và không điều hòa được”.

Không như ông Bình nói, “giải pháp tình thế” hóa ra được kéo dài suốt 11 năm nay, tạo cơ chế hành chính xin-cho, thiếu công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình và đạp phanh lên nỗ lực hiện đại hóa hệ thống ngân hàng.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, đại biểu Trịnh Xuân An đã hai lần chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng về room tín dụng: “Xin Thống đốc cho biết tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại hiện nay? Cơ chế này có phải can thiệp vào hoạt động của ngân hàng hay không? Khả năng nới room tín dụng trong thời gian sắp tới như thế nào?”

Đại biểu cho rằng, cơ chế room có dáng dấp của quản lý theo kiểu bao cấp và không phù hợp trong bối cảnh này. Ông chất vấn: “Tôi không biết trên thế giới còn đất nước nào làm cách thức như chúng ta trong việc cấp tín dụng, tức là cấp quota như Việt Nam đang làm hay không?”

Vấn đề đại biểu An nêu ra được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đánh giá cao. Ông nói: “Đây là câu hỏi rất hay. Lần đầu tiên Quốc hội chất vấn việc phân bổ hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Từ trước đến nay chưa có nội dung này. Đây là nội dung mà hầu hết các tổ chức tín dụng giờ đang rất quan tâm. Việc cấp tín dụng bằng room và hạn mức rồi phân bổ hằng năm như vậy có mang tính hành chính hay không? Đảm bảo được công khai minh bạch như thế nào? Lộ trình bao giờ chúng ta bỏ được việc này? Quản lý theo rủi ro và theo năng lực của tổ chức tín dụng. Đây là vấn đề rất quan trọng”.

Theo VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng trong năm 2021 lên tới 47%, cao hơn đáng kể so với 41% năm 2020. Tiếp cận tín dụng là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp; khó khăn này càng rõ ràng hơn trong 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19.

Còn bây giờ, tình thế của nền kinh tế cực kỳ khó khăn, ngặt nghèo. Đầu tư công không ra được, gói kích thích kinh tế thực hiện vọn vẹn có 16%, trái phiếu doanh nghiệp bị dập cho tơi tả,… Tất cả trông vào chính sách tiền tệ. Vậy mà các ngân hàng có tiền không cho vay được vì cạn room. Doanh nghiệp cực kỳ cần tiền và có đủ điều kiện để vay cũng không vay được. Tình hình diễn ra ngày một trầm trọng: DN nợ nhau đầm đìa; chiếm dụng vốn của nhau xảy ra khắp nơi. Nợ xấu đeo dọa tăng cao, thanh khoản cạn kiệt. Duy trì room được giải thích là “chống lạm phát”, nhưng lạm phát chỉ là 2,58% trong 8 tháng, và dự báo duối 4% trong năm nay thì chống cái gì?

Tất cả là do cái room. Room không phải là chỉ tiêu pháp lệnh, room chỉ là biện pháp hành chính xin-cho, và room đang trở thành quota thương mại với đầy rủi ro.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hoàng Tư Giang Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
4 Yêu thích
2 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại