Từ hôm nay (7/7), tạm khóa tài khoản ví từ điện tử chưa được xác thực
Theo Thông tư 23/2019/TT-NHNN, kể từ hôm nay (7/7), tất cả tài khoản chưa cung cấp đủ hồ sơ mở ví điện tử sẽ bị đơn vị cung ứng chấm dứt việc cung cấp dịch vụ.
Đã hết thời hạn xác thực ví điện tử
Ví điện tử là tài khoản online được sử dụng để thanh toáncác giao dịch trực tuyến như mua bán, trả hóa đơn… ngày càng phổ biến tại ViệtNam. Nhằm tăng cường bảo mật và đảm bảo an toàn cho tài khoản, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) ban hành Thông tư 23/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số39/2014 về việc bắt buộc chủ tài khoản phải xác thực thông tin người dùng để tiếptục sử dụng dịch vụ này cần được thực hiện trước ngày 7/7/2020.
Tính tới hết tháng 6/2020, cả nước có 34 tổ chức không phảingân hàng được NHNN cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng10 triệu ví điện tử đã được xác thực có liên kết với tài khoản ngân hàng.
Thông tư 23 quy định các chủ tài khoản ví điện tử phải làm hồsơ mở ví điện tử và cung cấp xác thực thông qua CMND hoặc thẻ căn cước công dâncòn thời hạn. Đối với người dùng chưa đủ 14 tuổi, việc xác thực có thể được thựchiện thông qua giấy khai sinh. Hạn cuối để xác thực tài khoản ví điện tử là7/7/2020.
Sau ngày 7/7, những tài khoản ví điện tử chưa được xác thựcsẽ bị tạm khóa và người dùng chỉ có thể giao dịch trở lại sau khi hoàn thànhxác thực. Bởi vậy, thời gian qua các ví điện tử đã tích cực vận động khách hàngnộp ảnh chân dung, ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân.
Lãnh đạo một ví điện tử lớn tại Việt Nam cho biết, càng gầnđến hạn cuối, số lượng người dùng xác thực thông tin cá nhân tại ví điện tử càngtăng cao. Đơn vị cung cấp phương thức xác thực khá đơn giản thông qua việc chụpảnh CMND hoặc căn cước công dân. Cách thức đăng ký không làm khó người dùng víđiện tử bởi đa phần nhóm khách hàng là những người trẻ hoặc có hiểu biết nhất địnhvề công nghệ. Điều khiến nhiều người lo lắng chính là việc bảo mật thông tinkhách hàng.
Người dùng muốn được bảovệ toàn thông tin cá nhân
Trái ngược với mối lo ngại ví điện tử dễ gây rò rỉ thông tincá nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật và thương mại điện tử đều khẳngđịnh tính an toàn của mô hình thanh toán này.
NHNN cho biết cơ chế xác thực là cần thiết để đảm bảo anninh an toàn cho thanh toán điện tử, tránh trường hợp ví điện tử bị lợi dụngcho các giao dịch bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhận thức về an toànthông tin cá nhân của người dùng tăng cao sau nhiều bê bối lộ dữ liệu cá nhân từcác doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau trong nước và thế giới, một bộ phận không nhỏchủ ví điện tử lo ngại những chi tiết định danh của mình có thể bị lợi dụng chocác mục đích xấu.
Theo các chuyên gia, người dùng hoàn toàn có thể yên tâmtrong quá trình xác thực bởi việc lưu trữ và xác thực thông tin của các ví điệntử đều có sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Mọi thông tin người dùng sử dụng đểxác minh khi liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng cũng như thực hiệngiao dịch đều được mã hóa và lưu trữ theo các quy trình bảo mật dữ liệu của cáctrung gian thanh toán.
Phần lớn người dùng đều có ít nhất một tài khoản ngân hàng.Tài khoản này được đăng ký với nhiều thông tin nhằm xác minh chủ sở hữu như họtên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, số căn cước công dân. Xác thực tài khoảnví điện tử sẽ giúp ngân hàng chứng thực được chủ tài khoản ví và chủ tài khoảnngân hàng là một, giúp nâng cao quy trình bảo mật và bảo vệ tài khoản.
Lo ngại về việc xác thực mà từ bỏ ví điện tử để chuyển sangsử dụng ứng dụng do bên kinh doanh dịch vụ cung cấp hay thậm chí là các tiệních đi kèm trong phần mềm quản lý của ngân hàng nơi mở tài khoản không phải làlựa chọn hay. Thực tế thì hầu hết ngân hàng đều có Mobile Banking, InternetBanking nhưng trải nghiệm chưa thuận tiện, kém thân thiện hơn ví điện tử. Mặtkhác, việc triển khai, phổ biến rộng khắp ví điện tử cũng đơn giản và ít tốnkém hơn so với lắp đặt thiết bị tích hợp thanh toán từ nhà băng. Ví điện tửcũng nhiều ưu đãi hơn nhằm kích thích người dùng.
Những lo ngại về đảm bảo an toàn thông tin cá nhân khi xácthực ví điện tử càng chứng tỏ người dùng ý thức được tầm quan trọng của việc bảovệ tài khoản cá nhân, từ đó đặt ra trách nhiệm với các nhà cung cấp dịch vụ phảibảo mật tốt hơn để mang lại sự yên tâm cho khách hàng.
Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo chothấy, MoMo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử phổ biến nhất tại Hà Nội và TP.HCM,chiếm tới 90% thị phần. Còn theo Asian Banker Research, dự kiến năm 2020 ViệtNam sẽ có hơn 10 triệu người dùng ví điện tử.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận