Tư duy tránh cái nghèo, cái tầm thường để vươn lên đẳng cấp
Anh thú nhận, trong nhiều năm của cuộc đời, anh đã phung phí thời gian suy nghĩ theo đám đông ở đáy 85% (70%+ 10%+5%). Kết quả là chỉ lờ đờ và tầm thường như đám đông ở đáy 85%. Rồi con đường đã chuyển hướng khi anh bắt đầu thay đổi tư duy.
Tôi làm việc để phỏng vấn anh Steve Siebold - nhà triệu phú, diễn giả và tác giả của tác phẩm “Người Giàu Suy Nghĩ Gì” (How Rich People Think). Anh cư ngụ tại Atlanta, cùng nơi tôi sinh sống nên việc trao đổi và quay hình thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bản thân là một triệu phú trẻ tự lập, anh được nhiều người ngưỡng mộ, nên anh rất dễ dàng tiếp cận, học hỏi và phỏng vấn những đại triệu phú Mỹ trong hệ thống bạn bè và kết nối của mình trong 26 năm qua. Tuy nhiên, anh cũng bắt đầu từ những bước đi đầu tiên. Anh phỏng vấn người giàu có đẳng cấp vì anh khao khát được như họ. Trong suốt quá trình nghiên cứu, anh khám phá ra một chân lý : Để được như họ, anh phải học cách suy nghĩ như họ. Anh thú nhận, trong nhiều năm của cuộc đời, anh đã phung phí thời gian suy nghĩ theo đám đông ở đáy 85% (70%+ 10%+5%). Kết quả là chỉ lờ đờ và tầm thường như đám đông ở đáy 85%. Rồi con đường đã chuyển hướng khi anh bắt đầu thay đổi tư duy. Tư duy dẫn đến hành động nhất quán. Anh không còn bị người giàu, ý nghĩ làm giàu làm anh sợ hãi. Anh nhận ra… tất cả bắt đầu từ nội lực tư duy. Những điều anh chia sẻ rất thực tế, tuy nhiên có phần “sốc” và đưa ra nhiều sự thật phủ phàng, những kết luận khá “khó nghe” nếu bạn chưa hiểu hết văn hóa Mỹ.
Theo anh Steve, có 5 thành phần tư duy ý thức:
1. World Class: Đẳng cấp thế giới (5%)
2. Upper Class: Đẳng cấp thượng lưu (10%)
3. Middle Class: Đẳng cấp trung lưu (70%)
4. Working Class: Tầng lớp lao động (10%)
5. Poverty Class: Tầng lớp nghèo (5%)
Tôi chưa rõ các con số thống kê của Việt Nam và các xã hội khác ra sao. Con số của Việt Nam, nhờ các bạn comment và chia sẻ nhé. Con số phần trăm của Mỹ thì như trên.
Theo anh Steve, có 5 cách “chơi”… tham gia vào cuộc chơi:
1. Play to Win: Tôi phải chiến thắng chính bản thân tôi. Ngày hôm qua phải khác ngày nay và ngày mai. Tôi hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Tôi học mãi và không ngừng phát triển. Tôi không sợ điều gì cả. Tôi biết ơn mình có sức mạnh để vào cuộc, để đột phá và thay đổi toàn diện.
2. Play to Compete: Tôi phải chiến thắng người khác. Tôi phải đạt hạng nhất.
3. Play to Improve: Có lẽ tôi đạt được điều tốt đẹp hơn. Có lẽ tôi giỏi hơn là tôi nghĩ về bản thân mình.
4. Play to Cruise: Cứ từ từ đến đâu thì hay đến đó.
5. Play NOT to Lose: Phải vào cuộc, nếu không vào cuộc thì chết. Khổ lắm!
Câu hỏi suy ngẫm cho các bạn để chúng ta bắt đầu hành trình nhé:
• Hãy chân thật với chính mình và trả lời xem bạn khao khát ở đẳng cấp nào?
• Ở đẳng cấp nào thì bạn cảm thấy thoải mái với tài chánh, hình ảnh cá nhân và con người thật của mình?
• Hiện giờ những hành vi, thói quen hàng ngày, hành động, hình ảnh của bạn có nhất quán với hình ảnh đẳng cấp mà mình khao khát?
• Bạn đang vào cuộc chơi với “cách chơi” nào?
• Vậy bạn mong muốn nâng tầm đẳng cấp của mình?
Hãy suy nghĩ kỹ rằng khao khát này chỉ vì chạy theo đồng tiền và vật chất; hay vì giá trị chất lượng ý nghĩa cuộc sống mà bạn tin mình xứng đáng được hưởng?
Hãy trả lời thật chân thành với bản thân mình. Bạn có chấp nhận sự thật phủ phàng hay muốn đọc và xem những điều nhẹ nhàng dễ nghe mà thôi. Tùy theo khảo sát này tôi sẽ bỏ bớt những điều quá “Mỹ”, quá thẳng thắn đến mức “thô thiển”. Hoặc thoải mái chia sẻ những tư tưởng không sàng lọc, không khách sáo từ những nhà triệu phú Mỹ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận