menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ly Trần Pro

Tư duy tài chính cơ bản mà nhà đầu tư cần có

Một vài key này sẽ là những tư duy đầu tiên để chúng ta tiến dần đến con đường tự do tài chính AC ah. Những key cơ bản này là dành cho AC chưa kiểm soát tài chính, chưa có kiến thức tài chính, dần có định hướng để tự do tài chính trong tương lai.

Thứ 1, Tiết kiệm quan trọng như kiếm tiền:

Kiếm tiền giỏi thì cũng tốt nhưng nếu biết cách tiết kiệm để tiền để ra tiền thì đó thực sự là đỉnh cao của tài chính. Có người mỗi tháng kiếm được hàng trăm triệu, nhưng kiếm bao nhiêu cũng tiêu hết bấy nhiêu, đến khi cần thì lại không có tiền, thực ra cũng ko khác khác gì người một tháng kiếm được 10 triệu? Thời đại bây giờ, có tiền nhiều chưa chắc được gọi là giàu có. Nói xa hơn, có những quốc gia tài nguyên rất nhiều nhưng tại sao họ vẫn mãi nghèo? còn Nhật bản họ không có tài nguyên nhưng vẫn phát triển. Đó là vì họ biết tiết kiệm cái mình đang có, và họ biết đầu tư. Nếu cứ nghĩ mình làm được nhiều tiền là giàu, và sử dụng đồng tiền 1 cách vô nghĩa, mức chi tiêu tăng quá nhiều yheo thu nhập thì cũng khó tránh khỏi khó khăn về sau.

Mình cũng dạy con mình cách kiếm thu nhập, tiết kiệm, phân bổ tài chính, gieo hạt từ thiện mỗi ngày, đó là hạt giống trong tương lai.

Và trong đầu tư, chúng ta càng cần phải tiết kiệm. Tiết kiệm để có vốn đầu tư, tiết kiệm để phòng hờ những rủi ro….

2. Đo lường sức mua chứ không phải khả năng trả góp của bạn:

Trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của tác giả Robert Kiyosaki có đề cập rằng một trong những nguyên tắc để trở nên giàu có là mang về nhiều tài sản hơn cho bản thân chứ không phải rước về các khoản nợ.

Cuộc sống vội vã hiện nay, việc sở hữu 1 món đồ cũng không có gì khó, nhất là đa số các cửa hàng đều cho khách mua trả góp với lãi suất cực kỳ ưu đãi. Điều này cũng khiến cho nhiều người lao vào mua sắm tiêu sản và mang trên mình những khoản nợ phải trả. Nói 1 cách công bằng, điều này cũng có mặt tốt, nếu cần mua món đồ cần thiết mà tài chính chưa đủ thì hoàn toàn có thể mua trả góp. Nhưng nhiều người lại lạm dụng việc mua trả góp, chạy theo những hào nhoáng chẳng hạn như thấy họ ra xe mới, iphone mới là lập tức vay mượn hoặc mua trả góp ngay mà không màn tới việc mình có thực sự cần món đồ ấy không, mình có khả năng trả không.

Tốt nhất là chỉ nên mua trả góp với những món hàng thật sự có ích với bạn chẳng hạn mua 1 chiếc laptop phục vụ công việc, 1 chiếc xe máy để làm phương tiện đi lại...

3. Luôn lập ngân sách để chi tiêu hiệu quả:

Nhiều người vẫn chưa có thói quen lập ngân sách mà thường chi tiêu theo cảm hứng, họ cảm thấy việc làm này mất thời gian. Nhưng để trở nên giàu có hơn thì lập ngân sách là cách tốt nhất để chúng ta có thể quản lý được dòng tiền, bình thường mua đồ thỏa thích nhưng khi có ghi chép lại từng con số, thấy nó nhiều đến mức nào thì bạn sẽ tự động hạn chế mua sắm.

Bên cạnh đó, đối với 1 nhà đầu tư thì hàng tháng có bao nhiêu là khoảng tiền cần chi. Khi lập ngân sách thì mọi thứ rõ ràng, có muốn xem lại cũng dễ dàng hơn và tránh những sai sót về tiền bạc. Có rất nhiều ứng dung thông minh trên điện thoại để chúng ta kiểm soát việc này.

4. Học hỏi và đầu tư:

Biết tiết kiệm, biết sài tiền thôi vẫn chưa đủ. Vì trong vĩ mô, để tăng trưởng thì phải có 2 yếu tố: tiết kiệm và đầu tư. Đầu tư thì có nhiều cách, nhưng trước tiên cứ học hỏi. Đó là đầu tư vào bản thân mình. Đầu tư cho bản thân kiến thức về mọi lĩnh vực, đầu tư về sức khỏe. Nhất là những gì liên quan đến kiến thức thì đầu tư sẽ không bao giờ lỗ.

Bên cạnh đó cũng phải tìm hiểu các kênh đầu tư gia tăng tài chính của mình như đầu tư vàng, chứng khoán, BĐS, Start up. Đối với vàng thì cũng nên mua 1 ít, gọi là đầu tư thôi chứ mua giữ trong người để cho con cái vẫn tốt. Còn chứng khoán, nếu mới thì không cần đầu tư vài ba trăm triệu mà cứ vài triệu mua vào bán ra để làm quen với thị trường, kết nối nhiều mối quan hệ. BĐS thì khi đầu tư thì cũng nên tìm hiểu và có kiến thức chứ không thể thấy ai đầu tư thành công là mặc định mình đầu tư cũng thành công. Tóm lại, một khi đã biết nghĩ đến việc sẽ đầu tư sinh lời thì bạn đã đang phát triển.

4 key trên hy vọng sẽ cho b check list và tư duy sâu hơn về tài chính để chúng ta tự do tài chính trong tương lai. Hẹn gặp lại cả nhà vào phần chia sẻ tiếp theo nhé!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ly Trần Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

23 Yêu thích
7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại