Tư duy chiến lược và định hướng công ty sau đại dịch
Thực ra chiến lược hổng có gì ghê gớm. Tất cả ai làm kinh doanh đều đang có tư duy này; tư duy này được hình thành khi họ trăn trở cho đứa con của họ và mong muốn vượt qua được giai đoạn tìm công thức để tồn tại và có hiệu quả về tài chính tốt hơn so với các phương án đầu tư thông thường (Mua vàng, gửi ngân hàng...)
Thực ra chiến lược hổng có gì ghê gớm. Tất cả ai làm kinh doanh đều đang có tư duy này; tư duy này được hình thành khi họ trăn trở cho đứa con của họ và mong muốn vượt qua được giai đoạn tìm công thức để tồn tại và có hiệu quả về tài chính tốt hơn so với các phương án đầu tư thông thường (Mua vàng, gửi ngân hàng...)
Tưởng tượng, bạn là chủ DN, bạn làm việc với nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng. Bạn nhận phản hồi về về họ, tức là bạn đang thực hiện 'phỏng vấn khách hàng', bạn tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường, từ chuyên gia, bạn nhận ra bạn đang có điểm mạnh, điểm yếu, bạn nhìn thấy các cơ hội và bạn cũng nhận ra các điểm khó khăn, thách thức của sản phẩm bạn làm ra.
Bạn điều chỉnh, tìm đường, thử sai, kiểm chứng lại nhận định của mình sau 2 năm; may mắn thay, bạn tìm được con đường sống còn cho doanh nghiệp, trong tiềm thức bạn rất rõ lí do vì sao DN bạn tồn tại.
Khi bạn ở qui mô ít nhân sự, bạn kiêm chủ tịch, CEO, bạn gần gũi với anh em tư vấn khách hàng, đối tác, thị trường, thông tin gần như đến ngay với bạn để bạn cảm nhận và chọn cho mình 1 con đường để đi.
Tuy nhiên, khi qui mô lớn lên, bạn dần có các quản lí cấp trung, bạn xa rời hơn với anh em thực thi tiền tuyến, bạn không còn đủ thông tin như thời khởi nghiệp nữa, nên các ý định, quyết định điều chỉnh con đường (chiến lược) này kém hiệu quả và kém chính xác, bạn quyết định sai nhiều; vì quản lí cấp trung thì ngồi trong phòng máy lạnh, kém sâu sát thực tế, không hiểu khách hàng và bày vẽ những thứ không phù hợp với công ty; vì một lí do nào đó, nhân viên tiền tuyến cảm nhận một văn hóa không được phép chia sẻ quan điểm của họ, họ cảm thấy không tốt nhưng họ muốn yên ổn nên cũng không phản hồi và góp ý lên cho công ty. Các từ khóa họ phản hồi mang tính chung chung, trả bài, cho xong và làm vui lòng theo cách nghĩ của cấp trung, và của bạn.
Từ đó xuất hiện đối thủ sâu sát hơn bạn & các quản lí của bạn, họ giải quyết được các vấn đề khách hàng cần hơn, và bạn mất thị phần; đó gọi là chúng ta luôn có những cơ hội mặc cho qui mô của công ty khác lớn, nhỏ ra sao.
Bạn thấy đó, tư duy chiến lược thật ra không có gì quá ghê gớm, chính bạn từ khi làm khởi nghiệp và giúp DN mình được sống tới bây giờ, bạn đang làm chiến lược mỗi ngày.
Chỉ khác, khi qui mô càng lớn, nhân sự càng đông, ta phải chỉ ra, viết xuống, phân tích hiệu quả, đủ thông tin, kiến thức và trình độ hiểu biết và các công cụ khoa học phù hợp thay vì chỉ nghĩ trong đầu và chỉ mỗi chúng ta nắm ... hồi còn khởi nghiệp.
Vì qui mô lớn, bạn biết, nhân viên không biết, phòng ban không nắm, quản lí chức năng không rõ nhiệm vụ cụ thể trọng tâm, KPI không làm, dẫn tới tầm nhìn bạn tuyên bố thành ra nói suông, anh em ít tin tưởng bạn hơn, công ty ít tin tưởng bạn hơn, bạn cô đơn hơn, trách móc hơn và xa cách hơn.
Bạn có thấy quen không?
Bạn đã có một chiến lược công ty đủ tốt sau đại dịch chưa?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận