TTCK sẽ phản ứng mạnh mẽ sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed
Ngân hàng trung ương Mỹ được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp cuối tháng 7.
Nhưng các quan chức có thể ra tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ sớm nhất vào tháng 9. Nếu thành sự thật, đó sẽ là lần cắt giảm đầu tiên sau chuỗi tăng lãi suất liên tiếp từ tháng 3 năm 2022.
CNBC Pro đã phân tích dữ liệu thị trường chứng khoán trong 6 chu kỳ thắt chặt kể từ năm 1982, tức thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chuyển sang nhắm vào mục tiêu lãi suất quỹ liên bang.
Phân tích phát hiện ra rằng trong 4 đợt, S&P 500 đã tăng hai chữ số trong vòng một năm sau khi lãi suất giảm. Chỉ số này cũng định hướng lợi nhuận năm trong vòng 3 tháng sau khi Fed cắt giảm lãi suất.
Trung bình, cổ phiếu tăng 6% trong quý ngay sau thời điểm hạ lãi suất và tăng 16% trong 12 tháng sau đó. Tuy nhiên, cổ phiếu đã giảm lần lượt là 13,5% và 20,6% sau đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2001 và 2007. Vì đây là hai thời điểm xảy ra vụ nổ bong bóng dotcom và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ba tháng sau khi cắt giảm, S&P 500 đã giảm bình quân 11% trong hai lần đó.
Đợt tăng lãi suất hiện tại là đợt thứ 7 trong 40 năm qua. Theo truyền thống, Fed cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế Mỹ hướng đến suy thoái hoặc đang tăng trưởng chậm chạp. Nhưng trong điều kiện hiện tại, Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Dữ liệu mới nhất cho thấy GDP thực của Mỹ đã tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái và lạm phát giảm 0,1% trong tháng 6.
Lãi suất đạt đỉnh ở mức 11,5% vào cuối giai đoạn năm 1983-1984, tiến gần mức 5,25% vào cuối giai đoạn 2004-2006. Lãi suất đạt đỉnh ở mức 2,375% trong giai đoạn 2015-2018. Và phạm vi mục tiêu hiện tại là 5,25%-5,50%, mức cao nhất trong thiên niên kỷ này.
Chu kỳ thắt chặt chính sách hiện tại cũng là chu kỳ “gắt” nhất. Lãi suất đã được nâng lên 525 điểm cơ bản trong khoảng 17 tháng, do đó lớn hơn mức tăng tích luỹ trong 6 giai đoạn trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận