menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

TTCK: Nỗi oan cho T+2

Sau nhiều ngày chờ đợi và kỳ vọng, chu kỳ thanh toán được rút ngắn xuống T+2, và từ chỗ hào hứng, nhà đầu tư (NĐT) trong những phiên gần đây lại cảm thấy khó chịu. Lý do là một lượng hàng lớn về tài khoản buổi chiều (chính xác là T+2,5), gây áp lực bán trong giai đoạn thị trường lao dốc. Thua lỗ dẫn đến nhu cầu không có lợi nên T+2 trở thành “vật tế thần”.

T+2 bị đổ lỗi làm lệch lạc cung cầu

Rất nhiều cải tiến, thay đổi trong giao dịch của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam suốt hơn 20 năm nay, và chưa lần nào các thay đổi đó được đón nhận một cách êm xuôi. Khi TTCK thăng hoa, thí dụ giai đoạn 2020-2021, NĐT cứ mua là thắng thì không hề có lời than vãn nào cả. Thế nhưng khi thị trường bước vào xu hướng điều chỉnh giảm, đủ thứ lý do được nêu lên.

Nhiều “tội đồ” nổi bật từng được điểm mặt chỉ tên qua những giai đoạn TTCK thăng trầm, từ việc chia bước giá nhỏ nhất xuống 10 đồng, mở thị trường phái sinh, nâng lô từ 10 lên 100 cổ phiếu (CP) và mới nhất là T+2.

Chính thức áp dụng từ ngày 29-8-2022, chu kỳ thanh toán T+2 ban đầu khiến NĐT rất hào hứng vì CP về sớm, giá đang lên và sẵn sàng bán sớm hơn một buổi so với trước đó. Tuy nhiên gần chục phiên trở lại đây, những “hạn chế” của T+2 lại nở rộ trên các diễn đàn chứng khoán. Hàng ngày có tới cả ngàn bình luận “kể tội” T+2, yêu cầu quay trở lại T+3, hoặc rút ngắn hẳn chu kỳ về sáng T+2.

Lý do phổ biến là việc CP về tài khoản trưa ngày T+2 và sẵn sàng giao dịch trong phiên chiều T+2, đã làm gia tăng khối lượng tại một thời điểm, làm “sai lệch” cung cầu bình thường. Lý do này được sử dụng để chứng minh cho các phiên chiều thị trường sụt giảm, thậm chí là lý giải nhịp điều chỉnh chung của thị trường hiện tại.

Tuy nhiên thực tế điều này là không đúng. Cung cầu sẵn có trên TTCK không hề thay đổi tại thời điểm thanh toán T+2,5, vì khi CP về đến tài khoản thì tiền cũng về, thậm chí tiền có thể về trước nếu NĐT sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán của công ty chứng khoán. Nói cách khác, năng lực vốn đối ứng với khối lượng CP là gần như cân bằng.

Điều mà NĐT thấy “sai lệch” trong cung cầu là do quyết định của bản thân mỗi người. Cụ thể, nếu NĐT thấy rủi ro và họ muốn bán CP đi luôn, trong khi NĐT cầm tiền cũng thấy rủi ro và không muốn mua vào, cung cầu mới thay đổi nghiêng về phía bán.

Điều này lý giải tại sao trong những phiên mới áp dụng T+2, không có ai kêu ca gì, vì thị trường lúc đó vẫn còn đang tăng, CP vẫn tăng giá và NĐT có CP về chưa muốn bán, trong khi NĐT có tiền về lại muốn mua, khiến cung cầu nghiêng về phía mua.

Cung cầu trên thị trường luôn thay đổi ở mỗi thời điểm một cách hoàn toàn tự nhiên, phụ thuộc vào đánh giá và quyết định của cá nhân, chứ không phải vì chu kỳ thanh toán. Lượng CP mới về tài khoản và sẵn sàng bán trong các phiên chiều T+2 không thể gây ảnh hưởng đến giao dịch hay gây giảm giá, nếu bản thân thị trường không có vấn đề.

Kể từ khi áp dụng T+2, không phải phiên chiều nào thị trường cũng giảm, chẳng hạn như ngày 9-9 hay ngày 14-9 vừa qua. Khi NĐT có tiền sẵn sàng mua và lực cầu tăng mạnh, bất kể khối lượng CP có về tài khoản hay không thì giá vẫn cứ tăng hoặc phục hồi ngược.

Cần hành xử một cách chuyên nghiệp

Hiệu ứng bề nổi dễ thấy nhất của chu kỳ T+2 là áp lực bán có thể gia tăng trong các phiên chiều. Diễn biến này cũng không khác gì áp lực bán xuất hiện trong sáng ngày T+3 theo chu kỳ thanh toán cũ. Nếu NĐT “chịu” được áp lực T+3 thì không có lý do gì lại “sợ” áp lực T+2 cả.

Luôn có tính hai mặt trong bất kỳ thay đổi nào trong cơ chế giao dịch, thanh toán của thị trường và góc nhìn có thể ngược nhau.

Cung cầu sẵn có trên TTCK không hề thay đổi tại thời điểm thanh toán T+2,5, vì khi CP về đến tài khoản thì tiền cũng về, thậm chí tiền có thể về trước nếu NĐT sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán của công ty chứng khoán.

Nguồn: saigondautu

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

4 Yêu thích
5 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại