TS. Võ Trí Thành: Cần tiếp thêm lửa cho các tập đoàn kinh tế lớn mạnh hơn
Quá trình cải cách đổi mới của Việt Nam suốt 30 năm qua cũng là quá trình đổi mới nhận thức về vai trò kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế. Vai trò kinh tế tư nhân được nhìn nhận đầy đủ hơn, thực chất hơn.
"Chúng ta đã có bước tiến lớn là sự xuất hiện của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Để họ lớn mạnh thì bên cạnh môi trường cạnh tranh, minh bạch, chúng ta cần tiếp thêm lửa cho những xu hướng chuyển đổi tích cực của họ, để không chỉ nhắc đến tên tập đoàn mà còn là hình ảnh về thương hiệu quốc gia”, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ.
Vị thế lớn mạnh của kinh tế tư nhân
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về sự lớn mạnh của khối kinh tế tư nhân trong những năm vừa qua, cũng như sự thay đổi trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tư nhân?
PV: Sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay là đáng ghi nhận, tuy nhiên nó đã tương xứng với tiềm năng cũng như khả năng thực sự của khối này hay chưa?
Tiến sĩ Võ Trí Thành.
Hiện, số doanh nghiệp Việt Nam tầm cỡ vươn ra khu vực toàn cầu chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chúng ta vẫn mong muốn nhiều hơn nữa ở khu vực tư nhân. Muốn vậy thì cần thay đổi cách thức, mô hình phát triển để hiện thực hóa tiềm năng đấy, gắn với nó là khát vọng phát triển đất nước.
PV: Trong sự phát triển của khối kinh tế tư nhân thời gian qua, nổi lên là những Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt được nhiều thành tựu như Vingroup, Sun Group, Thaco Trường Hải, FPT… Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Ông đánh giá thế nào về vai trò của các Tập đoàn này với nền kinh tế Việt Nam?
Các tập đoàn lớn trong đó có tập đoàn tư nhân bắt đầu có tên tuổi và giá trị tên tuổi của họ được định giá cao bởi các tổ chức chuyên nghiệp trên thế giới. Nhiều tập đoàn được định giá lên đến hàng chục, hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD. Điều đó cho thấy vị thế lớn mạnh của khu vực tư nhân.
“Chắp cánh” để tập đoàn tư nhân vươn mình ra thế giới
PV: Để thực sự “cởi trói” cho khối kinh tế tư nhân, giúp họ phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho đất nước, tạo thêm nhiều đầu tàu, “sếu đầu đàn” hơn nữa, theo ông, nhà nước cần phải thay đổi những gì về cơ chế, chính sách?
Ví dụ câu chuyện thị trường độc quyền, vai trò doanh nghiệp Nhà nước. Thứ ba là tiếp cận nguồn lực, làm sao để tiếp cận mặt bằng sản xuất, vốn, quyền sở hữu phải thật nghiêm túc. Vấn đề cuối cùng là cải cách bộ máy hành chính, giải trình minh bạch để giảm chi phí kinh doanh. Muốn xây nhà từ móng thì phải làm được những vấn đề căn cơ đó.
PV: Thế còn về phía các doanh nghiệp, làm thế nào để hiện thức hóa giấc mơ vươn tầm thế giới?
Quay trở lại Việt Nam, chúng ta có thương hiệu quốc gia trong đó có nhiều tập đoàn tư nhân, nhưng cần quan tâm nhiều hơn về câu chuyện thương hiệu và sáng tạo. Chúng ta đã có hơn 30 năm đổi mới thành tựu đáng kể.
Tương lai có nhiều điều mới mẻ với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số. Cái hay là ở một số lĩnh vực chúng ta có thể cùng đi với thế giới chứ không đi sau. Vấn đề là doanh nghiệp có khát vọng, có quyết liệt, có dám chấp nhận sáng tạo và phát triển không? Đây chính là thời cơ thể hiện bản lĩnh quyết tâm của con người Việt Nam tiến lên phía trước.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận