TS Phạm Thế Anh: Covid khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng
Dịch bệnh Covid khiến cho những người nghèo, những người có khả năng phòng thủ kém rơi vào hoàn cảnh khó khăn và điều này gây ra hậu quả là khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
Trong buổi tọa đàm về kinh tế hậu Covid-19, do The Book Lag và Alpha Books tổ chức vào chiều 7/11, TS Phạm Thế Anh đã có những chia sẻ về kinh tế - tài chính hậu Covid.
Những điểm nổi bật có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế giới đến hết năm 2021 và nửa đầu năm 2022?
Đối với những nước nghèo, những nước chậm phát triển thì khả năng tiếp cận vaccine rất là thấp. Do vậy, những tác động lại kéo dài hơn.
Điểm thứ hai về kinh tế thế giới là những rủi ro đi kèm với những gói hỗ trợ kinh tế. Ví dụ như ở Mỹ, họ tung ra những gói hỗ trợ tiền tệ lên đến hàng nghìn tỷ USD. Hậu quả của những gói kích thích kinh tế như thế bao giờ cũng làm giá tài sản tăng lên, sau đó là giá cả tiêu dùng… Không chỉ ở thế giới mà ở Việt Nam cũng vậy. Có thể thấy, giá bất động sản ở Việt Nam đã tăng gấp đôi, gấp ba so với đầu năm 2020. Chỉ số Vn-Index sau khi sụt giảm xuống còn 600 điểm đã bật tăng lên gần 1.500 điểm. Điều này khiến cho những người nghèo, những người có khả năng phòng thủ kém hơn… và hậu quả là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Covid khiến cho những người gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng khó khăn hơn.
Trong thời gian tới, rủi ro kinh tế trên toàn cầu là sức ép tăng giá, không chỉ là giá tài sản mà còn là giá tiêu dùng. Do vậy, sức ép là phải thu hẹp các gói hỗ trợ kinh tế lại. Trong khi nền kinh tế chưa hồi phục được mà chúng ta phải thắt chặt tài khóa, thắt chặt tiền tệ sẽ khiến nguy cơ suy thoái kinh tế sảy ra. Và khi thế giới thắt chặt tiền tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam trong khoảng 2 năm vừa qua hưởng lợi rất nhiều từ các gói kích thích kinh tế. Sắp tới, khi các nước phát triển thắt chặt lại thì câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể tiếp tục tham gia sâu vào được các chuỗi giá trị toàn cầu hay không? Và đó là rủi ro của Việt Nam.
Vậy những gói kích thích kinh tế của Việt Nam có cần phải lớn hơn nữa hay không?
Tôi nghĩ rằng, trước tiên để thiết kế một gói hỗ trợ kinh tế thì phải nhận diện được các không gian, dư địa tài khóa và tiền tệ để xem quy mô là bao nhiêu là phù hợp, để không gây ra những tác động phụ quá xấu đối với nền kinh tế.
Thứ hai là cần xác định được thời gian của gói kích thích là 1 năm, 2 năm hay 3 năm…
Thứ ba là xác định được đối tượng và các thực thi gói hỗ trợ kinh tế đó gói hỗ trợ đó đến được đúng đối tượng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận