24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thu Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

TS. Lê Xuân Nghĩa: Không được hạ chuẩn cho vay

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, bằng lòng tin của người dân, nếu tiếp tục hỗ trợ lãi suất theo cách thức của năm 2009 thì cần rất thận trọng, xem xét tới tính hiệu quả và năng lực hệ thống.

Chia sẻ tại toạ đàm Dẫn mạch phục hồi - tăng trưởng kinh tế tổ chức ngày 30/11, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia khuyến nghị rằng, cần thận trọng trong sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phục hồi nền kinh tế.

Ông Nghĩa khuyến nghị rằng, không có nước nào trên thế giới kéo các NHTM vào cuộc để hỗ trợ phục hồi dịch bệnh thông qua các gói hỗ trợ. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới bảng cân đối tài sản, nguy hiểm tới tính bền vững của hệ thống. "NHTM cũng là doanh nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm, bằng lòng tin của người dân, nếu chúng ta tiếp tục hỗ trợ lãi suất theo cách thức của năm 2009 thì cần rất thận trọng, xem xét tới tính hiệu quả và năng lực hệ thống".

TS. Lê Xuân Nghĩa:

Gói hỗ trợ lãi suất cần đạt tiêu chí: Không kéo các ngân hàng thương mại vào cuộc; doanh nghiệp muốn nhận hỗ trợ phải qua Bộ Tài chính; không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp vay được lãi suất thấp, đi cho vay lại với lãi suất cao; không trì trệ trong kiểm toán; không đẩy rủi ro cho NHTM, không hạ chuẩn cho vay tại các NHTM.

Theo đó, ông Nghĩa nhấn mạnh, muốn đạt hiệu quả của gói hỗ trợ lãi suất cần đảm bảo các tiêu chí: Không kéo các NHTM vào cuộc; doanh nghiệp nào muốn vay ưu đãi cần làm hồ sơ lên Bộ Tài chính, để thông qua đơn vị này quyết định hạn mức hỗ trợ; kiên quyết không để tình trạng doanh nghiệp vay được vốn rẻ, đi cho vay lại với lãi suất cao hơn; không để tình trạng trì trệ trong kiểm toán; không làm méo mó lãi suất trên thị trường, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của NHTM, đẩy rủi ro về phía NHTM. Tóm lại là NHTM không được hạ chuẩn cho vay.

Chia sẻ rủi ro lạm phát với nền kinh tế trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang phải một lúc gánh 2 lạm phát. Một là thiếu nguồn cung (lạm phát chi phí đẩy) và 2 là lạm phát cầu kéo (do kích thích kinh tế sớm, từ đầu năm 2020). Có dự báo cho rằng lạm phát sẽ nhanh chóng giảm khi lượng cầu quay trở lại, hấp thụ cung.

"Tuy nhiên, điều mà tôi lo ngại hơn cả là những gói kích thích chưa có tiền lệ mới là rủi ro lớn cho lạm phát, có thể nó sẽ kéo theo một cuộc chiến về tiền tệ khi hàng loạt nước phá giá đồng tiền", ông Nghĩa nói.

Cụ thể, trong hoạt động thương mại, phá giá đồng tiền giúp hàng hoá xuất khẩu có lợi thế, tạo thặng dư thương mại. Nhưng trong cuộc chiến này sẽ không ai chịu thiệt, lần lượt các nước sẽ phát giá đồng tiền để tạo mặt bằng thương mại tương đồng trước đây. "Lúc đó, lạm phát cầu kéo sẽ còn tệ hại hơn cả một cuộc chiến tranh tiền tệ", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Riêng với Việt Nam, ông Nghĩa cho rằng hiện chưa có những nghiên cứu sâu về tác động của những gói hỗ trợ chưa có tiền lệ trên thế giới với Việt Nam nhưng có thể thấy chúng ta đang đứng trước 2 nguy cơ.

"Một là nếu chúng ta đẩy mạnh kích thích kinh tế sẽ là "lộn ngược dòng", trong khi các nước đang rút củi đáy nồi vì Việt Nam lại tăng nhiệt. Bản thân chúng ta cũng đang phải chịu áp lực lạm phát chi phí đẩy rất lớn. Nhìn sâu vào cơ cấu thương mại có thể thấy, phần lớn hàng hoá để xuất khẩu thì đều có nguyên liệu là nhập khẩu, trong khi đó giá nhập khẩu của 10/11 mặt hàng chủ chốt đều tăng giá mạnh", ông Nghĩa nói.

Vấn đề thứ 2 là lạm phát cầu kéo trong lương lai. Vấn đề Việt Nam sẽ phải đối mặt trong tương lai là khi hầu hết các nước đã phá giá đồng tiền, mà Việt Nam lại không phá giá theo thì ứng xử với tỷ giá như thế nào?

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, về trước mắt và lâu dài thì Việt Nam vẫn có thể kiểm soát được lạm phát vì nền kinh tế hiện tại đã trở lên vững chắc hơn, hệ thống ngân hàng có nền tảng tốt hơn và dự trữ ngoại hối liên tục tăng trong thời gian qua.

Ngoài ra, ông Nghĩa khuyến cáo, để phục hồi doanh nghiệp và nền kinh tế cần có gói hỗ trợ đủ lớn, khoảng 5-7% GDP, tập trung trong ngắn hạn, đặc biệt ưu tiên phục hồi thị trường lao động, đẩy mạnh sản xuất. Ngoài gói hỗ trợ lãi suất, cần có nguồn lực tài chính trực tiếp từ ngân sách để bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.

Cùng quan điểm với TS. Lê Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB cho rằng, Việt Nam là một trong những nước sử dụng chính sách tiền tệ nhiều nhất trong khu vực, có thể nói đã tới ngưỡng cân nhắc tới an toàn hệ thống, vì con số nợ xấu (cả nợ xấu tiềm ẩn) đã lên tới 7%. Vì vậy, sắp tới Việt Nam cần sử dụng nhiều hơn công cụ tài khoá và coi đây là giải pháp chính để hỗ trợ vực dậy nền kinh tế.

"Ước tính Việt Nam có thể sử dụng từ 5-7% GDP để hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá", Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB khuyến nghị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả