TS Cấn Văn Lực nói gì về Thông tư 02 và 03 ngày 23/4 của NHNN?
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo Đánh giá nhanh tác động của Thông tư 02 và 03 ngày 23/4/2023 của NHNN.
Đối với doanh nghiệp, bên vay:
- Thông tư 02 giúp các doanh nghiệp, bên vay giảm áp lực tài chính, áp lực trả nợ và nợ xấu khi được cơ cấu lại và không phải chuyển nhóm nợ. Đồng thời tiếp tục được tiếp cận vốn vay mới, giúp doanh nghiệp, bên vay có nguồn vốn duy trì sản xuất, đầu tư, tiêu dùng. Qua đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế 2023 và năm tiếp theo.
- Thông tư 03, cho phép các TCTD được mua lại TPDN đã bán trước đó. Điều khoản này sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành TPDN có dòng tiền để xử lý một phần lượng TPDN đáo hạn trong năm 2023 (tập trung vào Quý 2 và Quý 4), qua đó DN có thể dùng nguồn vốn đang có để duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi và phát triển KTXH. Điều kiện ở đây là: DN phải ở mức xếp hạng tín dụng nội bộ cao nhất của TCTD (tức là có hình hình tài chính và SXKD khá lành mạnh) và tùy thuộc vào đánh giá, khẩu vị rủi ro và năng lực tài chính của các TCTD. Như vậy, có thể thấy lượng TPDN được mua lại sẽ không nhiều. Đối với doanh nghiệp phát hành kém hơn, ở các nhóm xếp hạng dưới, sẽ phải tiếp tục triển khai các giải pháp như đã nêu trong Nghị định 08/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023.
Đối với các TCTD:
Thông tư 03 cho phép TCTD cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ đối với một số DN, bên vay với điều kiện và thời hạn nêu trên. Góp phần giảm một phần áp lực nợ xấu và duy trì cho vay đối với DN, bên vay được cơ cấu lại.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo đánh giá sát tình hình nợ và có nguồn lực xử lý nợ xấu, các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bổ theo lộ trình (50% năm 2023 và đủ 100% đến hết năm 2024), có phần bớt áp lực trích lập DPRR. Tuy nhiên, như khi thực hiện các Thông tư về cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2021, nhiều TCTD sẽ chủ động đánh giá nợ, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro từ trước và hiện nay mức độ bao phủ nợ xấu của hệ thống TCTD khá tốt (125% nợ xấu). Dự báo mức độ tác động đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của các TCTD là không quá lớn, trong tầm kiểm soát . Hiện nay, các TCTD đang tích cực đánh giá phạm vi cơ cấu lại nợ sơ bộ để có phương án phù hợp. Điểm khác biệt lớn là lần này nợ cơ cấu lại bao gồm cả các khoản vay tiêu dùng, nên qui mô cơ cấu lại có thể lớn hơn giại đoạn dịch Covid-19.
Đối với an toàn hệ thống tài chính – tín dụng:
Đây là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và TCTD kỳ vọng với một số tác động chính như: giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng của các TCTD, tăng khả năng tiếp cận vốn của DN, của bên vay, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường TPDN trong năm 2023 và đến giữa năm 2024, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền, dòng vốn cho DN, người dân, duy trì SXKD, đầu tư, tiêu dùng, tạo dòng tiền mới để trả nợ đáo hạn và mở rộng SXKD sau này. Tuy nhiên, cần lưu ý là, vì hai Thông tư chỉ có hiệu lực áp dụng đến hết năm 2023 (Thông tư 03) hay đến giữa năm 2024 (Thông tư 02), còn sau đó sẽ tùy thuộc khá nhiều vào khả năng phục hồi, duy trì và phát triển SXKD của DN, bên vay. Khi đó, sẽ phụ thuộc vào tình hình môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như sự vận động, linh hoạt, thích ứng, SXKD hiệu quả của mỗi DN, bên vay được cơ cấu lại hay được mua lại TPDN…v.v. Bằng không, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả DN, bên vay và TCTD. Chính vì vậy, đòi hỏi các bên liên quan thiện chí, nỗ lực, quyết tâm thực hiện một số kiến nghị dưới đây.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận