24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phan Lê Thanh Toàn Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trước khi đầu tư, bạn phải biết cách tích lũy và giữ tiền

Tuần này nhà cố vấn già xin được chia sẻ về một chủ đề mà bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm và đây là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết nhà đầu tư được huấn luyện ngay khi bắt đầu học về đầu tư: “Trước khi bạn học đầu tư, bạn phải học tích luỹ và biết cách giữ tiền”

Học về tích lũy ?

Nguyên tắc đầu tiên của việc đầu tư là bạn phải học, nghiên cứu và đọc rất nhiều và đầu tư trên vốn tích luỹ của chính bạn tích luỹ. Những nhà đầu tư đại tài và giỏi ở các quỹ đầu tư họ cũng chỉ dám chia sẻ rằng bình quân lợi nhuận đầu tư khoản 15% / năm mà thôi. Vì vậy việc bạn đầu tư trên tiền đi vay rất khó cho bạn trong việc đầu tư lâu dài và bền vững. Trong gần 1,5 năm qua nhiều nhà đầu tư thắng nhân 2 hay 3 tài khoản cũng là điều bình thường bởi thị trường trong thời gian tăng trưởng. Rất khó có chuyện kiếm được lợi nhuận khi thị trường tích luỹ đi ngan và càng không thể khi thị trường đi xuống. Giải pháp khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư rút tiền để đổ vào vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay tiền gởi là vậy bởi khi chứng khoán đi xuống thì các lĩnh vực đó lại đi lên.

Vì sao bạn cần học tích luỹ?

Câu trả lời rất đơn giản, có tự tích luỹ mới hiểu sự khó nhọc của việc làm ra tiền và tích luỹ để có tiền học, mua và đọc sách, nghiên cứu và đầu tư. Khi hiểu được những việc như vậy thì câu chuyện bạn giữ gìn tiền trong quá trình đầu tư mới tuân thủ kỷ luật trong việc giữ gìn tiền bạc của tài khoản đầu tư.

Nếu bạn chịu khó quan sát, rất nhiều người sau tầm 40 tuổi tại Việt Nam đã bắt đầu ở bên kia sườn của suy giảm thu nhập. Trong khoá Wealth Intelligence được huấn luyện bởi Phan Long và Đức Tuấn, có thống kê cho thấy tại Trung Quốc, sau 35 tuổi đã khó đi tìm việc. Tại Hoa kỳ và Châu Âu, tuổi trung bình khởi nghiệp là 40 đến 45 tuổi.

Bạn có bao giờ tự hỏi: Tại sao sau 35 hay 40 tuổi khó đi xin việc? Xin được việc lại khó có thu nhập hài lòng? Tại sao 40 hay 45 tuổi, người ta bắt đầu khởi nghiệp? Và làm sao để vẫn có thu nhập như ý hay khởi nghiệp thành công?

Trong khoá hoặc có chia sẻ về “Tháp xây dụng tài sản” và nền tảng của việc xây dụng tài sản đó là tài sản vô hình. Phan Long có chia sẻ: “5 năm đầu tiên đi làm việc, là làm việc để học hỏi”. Và trong quá trình làm việc, quý bạn phải xây lớp tài sản vô hình. Tài sản đó là “Thương hiệu cá nhân”, tài sản gắn liền với tên tuổi và uy tín của bản thân. Chức vụ khi đi làm, công ty sẽ cho bạn, họ cho được, họ lấy lại được. Riêng tài sản vô hình của bạn thì luôn theo đuổi bạn trọn đời. Tài sản này nhà cố vấn già thường chia sẻ là KASH x B (Kiến thức, thái độ, hoạt động rèn luyện kỹ năng, kỹ năng, thói quen làm việc, niềm tin (vào bản thân, công việc, công ty, nghề, ngành, xã hội…)

Tuần tự các bạn sẽ biết lớp tài sản bao gồm:

  1. Lớp tài sản vô hình
  2. Lớp tài sản bảo vệ
  3. Lớp tài sản tạo thu nhập
  4. Lớp tài sản tăng trưởng và
  5. Lớp tài sản rủi ro

Học về cách giữ tiền?

Cấp độ 1:

Nhà đầu tư thường canh bảng điện, canh thị trường và giá cổ phiếu nắm giữ để kịp thoát hàng khi thị trường có biến động bởi bạn không tin vào công ty và cổ phiếu bạn nắm giữ. Cấp độ này khi thị trường rung lắc, bạn thường bán mất hàng và đạt lợi nhuận thấp. Cấp độ này thường lỗ thì 20 đến 30% nhưng lãi thì 10% thì đã chốt. Có những bạn sau nhiều lần mất hàng thì buộc phải canh để rung cái thì bán chốt lãi luôn. Đầu tư kiểu này thì cả đời khốn khổ?

Cấp độ 2:

Bạn dần học được phân tích cơ bản, biết phân tích về giá trị nội tại của công ty, có kinh nghiệm hơn, có trải nghiệm và biết nhận ra những công ty có giá trị nội tại tốt nên biết quan sát thấy cổ phiếu ít biến động giá trong những pha rung lắc và điều chỉnh mạnh. Nhưng rồi cũng sẽ bán mất cổ phiếu khi đạt vài chục phần trăm lợi nhuận. Việc tìm đến những cổ phiếu để giàu nhanh tăng x2 hay x3 tài khoản sẽ đẩy bạn vào rủi ro cao bởi có lúc cũng sẽ mất sạch trong những pha sàn liên tục mà không bán được. (Thường đến với những nhóm cổ phiếu có giá nến hình cây thông).

Cấp độ 3:

Ngoài việc bạn học được phân tích cơ bản bạn cũng cần có một tầm nhìn của doanh nghiệp trong 1, 2, 5 hay 10 năm và bạn đầu tư theo kiểu giá trị. Tháng nào cũng để dành ít tiền mua vào tất nhiên nếu bạn học thêm tý phân tích kỹ thuật nữa để chọn giá cho tốt thì có nhiều doanh nghiệp bạn gấp 3, 5 hay 10 lần tài sản đầu tư sau 10 năm nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp.

Cấp độ 4:

Đầu tư kiểu ngài Warran Buffett. Tìm kiếm doanh nghiệp tìm năng đang gặp khó khăn tài chính. Giá doanh nghiệp rẻ. Mua lại, tái cơ cấu. Đưa doanh nghiệp đi lên, giá cổ phiếu tăng và gia tăng tài sản bằng nhiều lần đến nhiều chục lần. Cái này hơi khó cho nhiều người Việt Nam. Chúng ta chỉ chứng kiến người Việt xây thương hiệu lên rồi bán với giá vài chục triệu đô hay tỷ đô.

BẠN SẼ THÀNH CÔNG NHƯNG KÉM VIÊN MÃN…

Nhưng tất cả cũng sẽ kém thành công viên mãn nếu bạn thiếu đi lớp thứ hai là lớp bảo vệ. Đây mới chính là lớp giữ gìn tài sản cho nhà đầu tư ở mọi cấp độ tôi nêu trên.

Đó là những tài sản gì mà quan trọng như vậy?

Bất động sản để ở: Đây chính là lớp tài sản mà ông cha ta có chia sẻ: An cư mới lạc nghiệp. Bất động sản để ở tại Việt Nam luôn tăng do chúng ta chưa có chính sách an sinh nhà ở. Bạn có nhà để ở, khi được giá, bạn có thể bán để chuyển sang nhà rẻ hơn để có vốn lớn hơn để kinh doanh và đầu tư. Đây cũng là một cách gia tăng tài sản. Không ai dại ở nhà chục tỷ nhưng lại thiếu vốn đầu tư hay kinh doanh trừ khi…

Vàng: Chúng ta cũng biết: Việt Nam chúng ta trải qua hàng trăm năm chiến tranh nên vàng vẫn là công cụ phòng thủ tài chính an toàn truyền đời và có tính phòng thủ cao. Chuyện người Việt thích vàng là lẻ đương nhiên và ai cũng biết khi có biến động kinh tế, chính trị và xã hội, vàng là kênh trú ẩn của dòng vốn an toàn. Tất nhiên khi tiền đổ vào cái gì, cái đó sẽ tăng. Khi có chiến tranh nổ ra, vàng chỉ vẫn là công cụ phòng thủ tối ưu nhất với cá nhân.

Quỹ dự phòng khẩn cấp: Là những khoản tiền tích trữ để bạn và gia đình tồn tại trong 6 đến 12 tháng nếu có biến động trong cuộc sống, công việc, kinh tế hay xã hội.

Các loại bảo hiểm: Một điều không thể không có đó là các loại hình bảo hiểm và phù hợp. Bạn không thể thành nhà đầu tư thành công viên mãn nếu thiếu đi các công cụ bảo hiểm phi và nhân thọ. Nhà đầu tư mất lãi do bán non, bán sớm và đôi khi chấp nhận lỗ để bán cổ phiếu đang đầu tư chỉ vì cần tiền. Nhà đầu tư cần tiền khi nào? Nhà đầu tư cũng như bao nhiêu người khác, họ cũng có những rủi ro trong tài sản đầu tư như: nhà, xưởng hay những rủi ro về sức khoẻ. Không thể mỗi lần cần tiền, họ lại bán đi cổ phiếu để giải quyết nhu cầu tài chính trong khi cổ phiếu mới mua, chưa lãi hay tệ hơn là đang lỗ hang đang trong quá trình bức phá.

Bài đến đây đã dài cho tuần này, nhà cố vấn già tạm dừng ở đây. Tuần này tranh thủ viết bài và đăng vì bản thân lần thứ 3 bị cách ly.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả