Trung Quốc vắng bóng trong thị trường nhập khẩu dầu thô sắp tới, quan điểm trái ngược giữa các nhà phân tích cho giá dầu thô kỳ hạn 2022
Trong suốt 1 tháng qua, giá dầu đã dao động trong biên độ hẹp 5 USD do sự giằng co của các nhà đầu tư trước nỗi lo ngại về chủng Covid-19 Omicron mới. Trong phiên ngày 16/12, giá các hợp đồng dầu thô kỳ hạn dự kiến nhận được hỗ trợ ngắn hạn do tác động từ tâm lý ổn định hơn sau khi tốc độ thu mua trái phiếu lẫn ước tính gia tăng lãi suất mới theo công bố từ Ngân hàng Trung Ương Mỹ (FED).
Tuy nhiên, nếu nhìn vào xu hướng dài hạn, diễn biến giá các hợp đồng tương lai dầu thô vẫn đang nhận được nhiều luồng ý kiến đánh giá trái chiều.
Trong thời điểm hiện nay, thị trường lại có lo ngại về nhu cầu nhập khẩu dầu thô của nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới được ước tính sẽ giảm mạnh trong cuối năm đến quý 1 năm 2022. Theo dữ liệu đưa ra từ công ty dịch vụ tài chính về năng lượng Trung Quốc JLC, trong tháng 11, tỷ lệ vận hành tại các nhà máy lọc dầu độc lập tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng gần đây, +0.6% so với tháng 10 và đạt 2.4 triệu thùng/ngày.
Đồng thời, tác động kép từ các chính sách bảo vệ môi trường trước Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng 2 và các vấn đề liên quan đến kiểm tra, tái cơ cấu thuế nhập khẩu lẫn hạn ngạch nhập khẩu ở các nhà máy lọc dầu độc lập khu vực tỉnh Sơn Đông cũng tạo ra sức ép lớn lên lượng dầu thô nhập khẩu của quốc gia này. Cuộc thanh tra dự kiến sẽ kéo dài sang tháng 12, tuy nhiên sau đó các các đơn hàng nhập khẩu của các nhà máy tinh luyện cũng gặp khó khăn, nếu cập cảng vào thời điểm cận Olympic khoảng từ 04/02 - 20/02/2022. Bao gồm cả trường hợp giảm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trước các giới hạn về hạn chế đi lại và du lịch, Trung Quốc dự kiến nhập khẩu chỉ 10.7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3/2022, thấp hơn tháng 3 năm nay đến 9.34%, tương đương thấp hơn 1 triệu tấn.
Tuy thiếu sự hỗ trợ từ sức mua hàng của Trung Quốc, giá dầu kỳ hạn được thị trường kỳ vọng khó có thể giảm sâu, do xăng dầu là mặt hàng cơ bản, nhu cầu tiêu thụ không quá co giãn. Theo các ngân hàng đầu tư hàng đầu Goldman Sachs và JPMorgan, các tác động từ biến chủng Omicron mới lên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thế giới được tin rằng chỉ có thể kéo dài ngắn hạn và không quá đáng kể, do thị trường đã quen với loại tin tức này. Ngược lại, các yếu tố thiếu mức đầu tư khai thác thượng nguồn đến từ OPEC và lượng tồn kho đang giảm xuống mức thấp kỷ lục của Mỹ có thể khiến giá dầu chạm mốc 125 USD/thùng theo JPMorgan và 85 USD/thùng theo Goldman Sachs trong năm 2022. Cụ thể, trong báo cáo Năng lượng hàng tuần từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mức tồn kho trong tuần trước của Mỹ đạt 1027.2 triệu thùng dầu, thấp hơn mức tồn kho trung bình trong 5 năm gần nhất đến 8.3%.
Chính vì thiếu sức mua hàng từ Châu Á, khu vực nhập khẩu lớn nhất, đặc biệt là Trung Quốc, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ sắp tới của thế giới vẫn là câu hỏi lớn dựa trên diễn biến khó lường từ virus Omicron, giá dầu thô kỳ hạn vẫn đã và đang trong xu hướng đi ngang. Điều này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra, cho đến khi có thêm thông tin cơ bản về sức mua hàng lớn trên thị trường hoặc con số sản lượng khai thác thực tế giảm, kéo theo từ hiện trạng thiếu mức tái đầu tư khai thác dầu mỏ hiện nay ở các khu vực sản xuất lớn như Mỹ, OPEC và Biển Bắc.
VIEW KỸ THUẬT
(Hình minh họa biểu đồ giá dầu - Chart 4h)
Giá dầu hiện tại đang diễn biến đi ngang với biên độ khá rộng, giá chịu tác động giằng co của lực mua quanh vùng hỗ trợ 69.60 – 70.40 và lực bán quanh vùng kháng cự 72.80 - 73.30, trong ngắn hạn giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy lực cung cầu và sẽ phá 1 trong 2 hỗ trợ hoặc kháng cự lúc đó ta mới xác định được xu hướng sắp tới của giá dầu, nếu giá phá lên vùng kháng cự 72.80 - 73.30 thì giá sẽ tăng mạnh và hướng tới vùng kháng cự 78 - 79, nếu giá giảm phá xuống dưới vùng hỗ trợ 69.60 - 70.40 giá sẽ tiếp tục giảm mạnh và test lại vùng hỗ trợ 64.70 - 65.80
- Hỗ trợ: 69.60 - 70.40
- Kháng cự: 72.80 – 73.30
(Hình minh họa biểu đồ giá dầu - Chart daily)
Về dài hạn giá vẫn ủng hộ xu hướng tăng sau khi giá giảm mạnh test lại đường xu hướng và bật tăng trở lại xu hướng chính của dầu, hiện tại giá vẫn đang tích lũy quanh vùng kháng cự 72.80 - 73.30 nếu giá tiếp tục tăng mạnh phá kháng cự thì mục tiêu giá dầu hướng tới là vùng kháng cự 77.30 - 79.30
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận