Trung Quốc và thông điệp mở cửa nền kinh tế
Trung Quốc cam kết mở cửa nền kinh tế, đồng thời khuyến cáo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại dưới danh nghĩa an ninh quốc gia.
Liệu cam kết mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc sẽ được thực thi vào năm tới?
Tại Diễn đàn ông Vương Kỳ Sơn đã khẳng định, thế giới cần Trung Quốc nhiều như Trung Quốc cần thế giới và sự phát triển là chìa khóa để giải quyết tất cả vấn đề. Dù không trực tiếp nhắc đến Mỹ, nhưng ông Vương Kỳ Sơn cũng cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ dưới danh nghĩa an ninh quốc gia vàkêu gọi các cường quốc đóng góp nhiều hơn vào hòa bình, ổn định thế giới.
"Các quốc gia lớn phải đảm nhận trách nhiệm của mình và trở thành tấm gương cho các quốc gia khác, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định toàn cầu, đồng thời mở rộng con đường phát triển chung.Phát triển chính là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề",Phó Chủ tịch Trung Quốc khẳng định.
Trước đó,Trung Quốc có một danh sách các ngành công nghiệp bị nước này chặn hoặc kiểm soát đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump thống nhất mở lại các cuộc đàm phán, kể từ ngày 30/7, danh sách này sẽ bị giảm xuống từ 48 lĩnh vực xuống còn 40.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết,nước này sẽ dỡ bỏ quy định giới hạn vốn nước ngoài trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm vào năm 2020 thay vì 2021. Điều này sẽ cho phép các công ty nước ngoài nắm quyền kiểm soát các hoạt động chứng khoán nhiều hơn.
Đồng thời, Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại, bao gồm nỗ lực đẩy nhanhđàm phán về thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-EU và Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc.
Có thể thấy, trước tình hình căng thẳng với Mỹ còn kéo dài chưa tìm thấy hồi kết, các quan chức chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tham gia vào hệ thống thương mại đa phương nhằm giảm thiểu một phần những tổn thất cho cuộc chiến thuế quan mang lại, đồng thời đa dạng thị trường, thu hút đầu tư.
Khủng hoảng ở bên ngoài hình thành xu thế buộc phải cải cách ở trong nước. Gần 2 năm qua, tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng được đẩy nhanh, đi sâu cải cách và xây dựng quốc gia theo mô hình đổi mới sáng tạo, thực hiện toàn diện chế độ danh sách hạn chế tiếp cận thị trường, thúc đẩy thống nhất thị trường và cạnh tranh công bằng, tích cực thúc đẩy việc chuyển đổi chức năng của chính phủ, liên tục đưa ra những chính sách để mở rộng nhu cầu trong nước.
Điều này cũng thấy rõ tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố,Trung Quốc cũng sẽ mở rộng nhập khẩu, giảm mức thuế chung, cố gắng loại bỏ các rào cản phi thuế quan và thực hiện các bước để cắt giảm chi phí thể chế của hàng nhập khẩu.
Chủ tịch Tậpcũng kêu gọi tất cả các bên hợp tác để xây dựng một nền kinh tế thế giới chất lượng cao. Thống kê cho thấy,trong 10 năm qua, tỷ lệ xuất khẩu của Trung Quốc so với các nước ngoài câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tăng từ 43% lên 48%.
Do đó, các chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang gửi một tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ đến thế giới rằng, đất nước này với tư cách là một cường quốc có trách nhiệm, sẽ luôn tuân thủ các quy tắc quốc tế và cam kết thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và thúc đẩy hòa bình.
Đồng thời,Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường cải cách và mở cửa để đối phó với bất kỳ rủi ro và thách thức nào xuất hiện trong tương lai. Trên các nền tảng nâng cấp khu vực thương mại tự do (FTA) hiện có, phải nhanh chóng thúc đẩy Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định khu vực thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn, đàm phán Hiệp định đầu tư Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU), việc tham gia và thúc đẩy thương mại quốc tế và thiết lập trật tự mới đa phương, giành không gian phát triển có lợi cho Trung Quốc trong tương lai.
Mặc dù vậy, Tommy Wu, chuyên gia tư vấn kinh tế cao cấp tại Oxford economics nhận định, Trung Quốc cần phải có những hành động cụ thể nhiều hơn là những tuyên bố mang đầy chất hứa hẹn trên các diễn đàn đa phương.
Chuyên gia này cũng phân tích thêm,các thông điệpcủa chính quyền Trung Quốcđều đanghướng tới việc cải thiện mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, Trung Quốc cần nhận thức được rằng, nhu cầu lớn từ phía Nhà Trắng muốn Bắc Kinh phải sửa đổi luật pháp để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
"Về cơ bản, Trung Quốc cần nhận thức rằng, việc thiếu đi sự cải cách có thể cản trở Trung Quốc trong việc nhận ra tiềm năng kinh tế của mình. Mở cửa hơn nữa nền kinh tế cũng có thể là một giải pháp. Tuy chậm nhưng chắc", ông Tommy Vu cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận