Trung Quốc và cuộc chiến ngăn chặn bong bóng trên thị trường tài chính
Cuộc chiến duy trì trật tự trên thị trường tài chính của Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn khi dòng tiền đang tràn vào mọi kênh từ hàng hóa đến bất động sản và cổ phiếu.
Chỉ trong tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ giải quyết trình trạng đầu cơ vào kim loại, đề xuất thuế tài sản, giám sát việc tăng lãi suất thế chấp ở một số thành phố, cấm khai thác tiền điện tử.
Các nhà chức trách đang giải quyết rủi ro tài sản tăng nhiệt sau khi duy trì chính sách tiền tệ tương đối lỏng lẻo để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Và sự can thiệp có mục tiêu có thể sẽ đè nặng lên các thị trường tài chính của Trung Quốc.
Alex Wolf, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư khu vực châu Á tại JPMorgan cho biết: “Xu hướng chính sách hiện nay là tập trung vào việc đảm bảo ổn định tài chính. Bắc Kinh sẽ muốn giải quyết rủi ro bong bóng ngay từ đầu theo cách có mục tiêu, sử dụng những lời lẽ mạnh mẽ và những điều chỉnh nhỏ đối với chính sách. Điều đó dường như là đủ cho bây giờ”.
Phần lớn thế giới đang phải đối mặt với áp lực lạm phát khi các nền kinh tế phục hồi thúc đẩy nhu cầu hàng hóa. Các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu đang nói rõ rằng họ xem việc tăng giá tiêu dùng chỉ là tạm thời và lãi suất cực thấp sẽ vẫn được duy trì trong tương lai gần.
Bắc Kinh đang tìm thấy một số thành công với cách tiếp cận mục tiêu của mình khi hợp đồng hàng hóa tương lai đã giảm so với mức kỷ lục trong những tuần gần đây và tiền kỹ thuật số đã sụt giảm. Bitcoin đã giảm khoảng 30% trong tháng này trong một lộ trình một phần được kích hoạt bởi những quan điểm của Elon Musk về chi phí môi trường của tài sản kỹ thuật số.
Tuy nhiên, các cuộc chấn chỉnh ở một số khu vực trên thị trường tài chính của Trung Quốc dẫn đến các tài sản khác tăng giá. Chỉ số CSI 300 đã tăng hơn 3% vào thứ Ba (25/5) nhờ vào dòng tiền chảy vào kỷ lục thông qua sàn chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc) và hoạt động giải ngân lớn của quỹ ETF lớn thứ 2 ở Trung Quốc. Điều đó đang thúc đẩy sức hấp dẫn của đồng nhân dân tệ và đồng nhân dân tệ đã tăng mạnh nhất so với đồng USD trong gần ba năm.
Đây có thể là một phần trong chiến lược lớn của chính quyền Trung Quốc. Cổ phiếu tăng giá có thể làm giảm nhiệt trên thị trường hàng hóa trong khi đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ làm giảm giá nguyên liệu thô nhập khẩu. Điều đó sẽ làm dịu đi áp lực lạm phát và cho phép ngân hàng trung ương tiếp tục duy trì lập trường thích nghi của mình.
Bên cạnh đó, rủi ro đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là nếu việc tăng giá được duy trì bền vững và dẫn đến nằm ngoài tầm kiểm soát thì điều đó có thể buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải có hành động khác như rút bớt thanh khoản trên thị trường hoặc tăng lãi suất.
PBOC đã cam kết rút khỏi các chương trình kích thích trong giai đoạn đại dịch với tốc độ chậm và được đo lường. Và điều này đã xảy ra thể hiện qua sự sụt giảm đáng kể trong tín dụng và giảm bớt đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Theo Bloomberg, có vẻ như các quan chức Trung Quốc thích thực hiện các bước ngày càng tích cực ở cấp vi mô hơn là ở cấp vĩ mô. Và điều này đặc biệt đúng với thị trường hàng hóa.
Hôm thứ Tư (26/5), Reuters đưa tin cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng ngừng cung cấp các sản phẩm hàng hóa trên thị trường tương lai cho các nhà đầu tư cá nhân.
“Khi bạn có một tài khoản vốn ở Trung Quốc và với chính sách nới lỏng thông qua kênh tín dụng mà tiền chỉ ở trong nước. Sau đó cần phải tìm một nơi đầu tư. Đó có thể là nhà ở, có thể là cổ phiếu và di chuyển khắp hệ thống tài chính. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất đối với chính sách và là lý do tại sao Trung Quốc đã nhanh chóng gỡ bỏ các biện pháp kích thích trong năm nay”, chiến lược gia của JPMorgan cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận