menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mỹ Hoa

Trung Quốc thông qua luật xuất khẩu mới, căng thẳng Trung – Mỹ tiếp tục leo thang

Việc Trung Quốc thông qua luật kiểm soát xuất khẩu mới có thể coi như động thái trả đũa làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Công ty xuất khẩu tại Trung Quốc sẽ cần phải đệ trình tên của người dùng cuối cùng cũng như bằng chứng cho việc đã nộp hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu.

Trong ngày thứ Bảy, giới chức hàng đầu Trung Quốc đã thông qua luật kiểm soát xuất khẩu, như vậy chính phủ Trung Quốc sẽ cấm xuất khẩu một số loại nguyên liệu chiến lược cũng như công nghệ cao cấp đến danh sách một số nhóm công ty nhất định, quy định cấm này tương ứng với quyết định mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra mới đây.

“Trung Quốc có thể đưa ra biện pháp đáp trả lại bất kỳ đất nước hoặc khu vực nào lạm dụng quy định hạn chế xuất khẩu và tiềm ẩn mối họa với lợi ích và an ninh quốc gia của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã nhấn mạnh.

Việc đưa vào cụm từ “lợi ích” đồng nghĩa rằng luật sẽ có thể cho phép chính phủ Trung Quốc có thêm khả năng trừng phạt những đối tượng mà Trung Quốc muốn trừng phạt.

Gần đây, tình thế đối đầu giữa hai bên ngày một gay gắt hơn sau những lệnh trừng phạt bị áp với Huawei Technologies.

Luật mới của Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1/12/2020, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Gần đây, xuất hiện ngày một nhiều lo lắng về khả năng Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Thị phần của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu lên đến 60%. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sẽ gây ra tác động trên toàn cầu.

Theo định nghĩa tuân thủ quy định an ninh quốc gia, 11 lĩnh vực sau đây sẽ chịu ảnh hưởng: chính trị, đất đai, quân đội, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, thông tin, sinh thái, tài nguyên và hạt nhân.

Những loại mặt hàng chịu kiểm soát hạn chế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn có thể được xuất đi nếu được cấp phép. Công ty xuất khẩu tại Trung Quốc sẽ cần phải đệ trình tên của người dùng cuối cùng cũng như bằng chứng cho việc đã nộp hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu. Tài liệu đệ trình lên cũng sẽ cần phải đến từ người dùng cuối cùng hoặc từ giới chức nơi mà người dùng cuối cùng đang đóng trụ sở công ty.

Việc chấp thuận hoặc hạn chế xuất khẩu sẽ được tính toán dựa trên 8 tiêu chí: an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia, sự ràng buộc quốc tế và những cam kết bên ngoài, loại hình xuất khẩu, tính nhạy cảm của mặt hàng xuất khẩu, những nước hoặc khu vực xuất hàng đến, người dùng cuối và mục đích sử dụng cuối, lịch sử tín dụng của công ty xuất khẩu cũng như những yếu tố theo quy định của luật và quy định quản lý hành chính.

Không chỉ người dùng cuối mà cả những doanh nghiệp áp biện pháp kiểm soát xuất khẩu với hàng hóa từ Trung Quốc, cũng có thể bị đưa vào danh sách kiểm soát này. Các công ty Nhật sẽ gặp khó khi quy định được đưa vào thực tế.

Các công ty xuất khẩu Trung Quốc sẽ bị cấm làm ăn kinh doanh với những nước thuộc danh sách. Tuy nhiên họ cũng sẽ có thể yêu cầu được miễn trừ trong một số điều kiện cụ thể.

Quy định cũng có thể được áp dụng với những hành động bên ngoài biên giới Trung Quốc. Dù không nói rõ mức phạt cụ thể nhưng nhân viên của một số công ty Nhật mà không có văn phòng tại Trung Quốc sẽ có thể bị bắt giữ nếu họ vào Trung Quốc khi họ có sai phạm.

Từ trước đó, Bắc Kinh đã có nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ về hoạt động xuất khẩu trong ngành công nghệ. Luật mới được đưa ra sẽ khiến cho quy định hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc trở nên chặt chẽ tương đương như Mỹ. Phía Mỹ thường sử dụng các quy định hạn chế xuất khẩu để “đương đầu” với các nước đối thủ.

Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày một lớn dần trong toàn ngành công nghệ. Nhiều công ty lớn của Trung Quốc trong đó bao gồm Huawei Technologies, Byte Dance, Tencent Holdings hay SMIC đều đã gặp khó khi phía Mỹ tăng cường các biện pháp kiểm soát.

Một chuyên gia tại văn phòng luật ở Bắc Kinh, ông Qing Ren, nhận xét: “Giới chức Mỹ có thể đã học được bài học từ Mỹ và nhiều nước khác”.

Theo một báo cáo của Tân Hoa Xã, luật dự thảo mới cho phép Trung Quốc đưa ra các biện pháp trả đũa tương xứng chống lại một đất nước hoặc một khu vực đã lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu và gây tổn hại đến an ninh quốc gia cũng như lợi ích của Trung Quốc.

Báo Legal Daily chính thống của Trung Quốc vào ngày thứ Năm khẳng định rằng một số chính trị gia Trung Quốc đang có quan điểm mã nguồn, thuật toán và một số tài liệu kỹ thuật cần phải được đưa vào diện kiểm soát, đồng thời Trung Quốc nên có một số quy định hạn chế với việc xuất khẩu các loại công nghệ mà Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh, ví như công nghệ 5G và truyền thông lượng tử.

Việc liệu Bắc Kinh có cho phép xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc hay không là một trong những yếu tố tạo ra nhiều bất ổn xung quanh việc bán một phần TikTok cho Oracle và nhà đầu tư Mỹ.

Vào tháng 8/2020, Trung Quốc đã cố gắng chặn thỏa thuận này bằng cách sửa luật, theo đó công nghệ nhận diện giọng nói và một số loại công nghệ khác là cốt lõi của TikTok được đưa vào diện kiểm soát xuất khẩu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại