menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quốc Anh

Trung Quốc thắt chặt IPO ở nước ngoài

Kể từ sau vụ IPO ứng dụng gọi xe Didi của Trung Quốc vào cuối tháng 6/2021, các nhà chức trách đã tăng cường giám sát các công ty của nước này trong việc huy động vốn lên đến hàng tỷ USD trên thị trường đại chúng Mỹ.

Theo đại diện của Renaissance Capital, đây là mức huy động cao nhất trong 10 năm qua với sự góp mặt của 34 công ty có trụ sở tại Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ trong năm nay. Ngay trong tháng cuối năm 2021 này, các cơ quan quản lý ở cả hai quốc gia đã đưa ra các giải thích về những điều cần thiết từ các công ty Trung Quốc để niêm yết cổ phiếu tại Mỹ. Trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh ở Phố Wall, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã đưa ra các quy định đề xuất cho các công ty trong nước khi họ muốn niêm yết ở nước ngoài. Theo nội dung các quy tắc này, danh sách niêm yết ở nước ngoài có thể bị dừng nếu các nhà chức trách đánh giá đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Dự thảo cho biết, các công ty trong nước cần tuân thủ các quy định liên quan trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.

Các công ty ở Trung Quốc thường chịu sự giám sát của một số cơ quan. Đáng chú ý, không phải Ủy ban chứng khoán, mà là Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho Didi và hai công ty Trung Quốc khác gần đây niêm yết tại Mỹ ngừng đăng ký người dùng mới trong khi các nhà chức trách tiến hành rà soát bảo mật. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau đợt IPO trị giá 4 tỷ USD của Didi tại Mỹ. Cơ quan quản lý an ninh mạng Trung Quốc đã tăng cường hoạt động giám sát ngay trong mùa hè này khi đưa ra đề xuất các công ty có dữ liệu cho hơn 1 triệu người dùng phải được kiểm tra an ninh trước khi niêm yết ở nước ngoài.

Vào tháng 8/2021, ông Sheng Ronghua, Phó trưởng Văn phòng Ủy ban Các vấn đề không gian mạng Trung ương và cơ quan giám sát ngành của CAC đã thông báo với các công ty đại chúng rằng, các công ty Trung Quốc muốn niêm yết cổ phiếu trong và ngoài nước cần phải tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia, đồng thời đảm bảo an ninh của mạng quốc gia, cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng và dữ liệu các nhân.

Trong nhiều năm nay, Bắc Kinh cho biết, một trong những mục tiêu của họ là tăng cường khả năng tiếp cận và cải thiện thị trường chứng khoán mới 30 năm tuổi của mình. Các nhà chức trách đã cố gắng giúp các công ty huy động tiền từ thị trường chứng khoán trong nước dễ dàng hơn bằng cách chuyển dần sang hệ thống đăng ký, từ hệ thống phê duyệt. Các quy định mới đối với việc niêm yết ở nước ngoài đã đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với việc nộp tài liệu và cho biết, Ủy ban chứng khoán sẽ trả lời các yêu cầu nộp đơn trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được tất cả tài liệu.

Ông Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance cho biết, Ủy ban cũng không cấm cấu trúc đặc biệt trong huy động vốn quốc tế (VIE) được sử dụng rộng rãi như một số nhà đầu tư từng quan ngại. Đây là một cấu trúc sở hữu đặc biệt nhằm tháo gỡ những hạn chế về đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán trong nước. VIE còn được gọi là cấu trúc kiểm soát dựa trên thỏa thuận giữa các bên.

Theo Hội đồng Kế toán tài chính Mỹ, VIE là một pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nắm giữ lợi ích kiểm soát mà không dựa trên đa số quyền biểu quyết.

Theo các quy định mới về đầu tư nước ngoài từ Bộ Thương mại và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là khoảng 30% cổ phần của một công ty, với mỗi nhà đầu tư nước ngoài giới hạn khoảng 10% cổ phần.

Theo dữ liệu của Morgan Stanley, tỷ lệ sở hữu của Mỹ đối với các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại New York là tương đối thấp. Trong số những người đủ điều kiện để được niêm yết thứ cấp ở Hong Kong, thị phần trung bình của quyền sở hữu tại Mỹ đối với 50 công ty hàng đầu là 27%. Các tổ chức tài chính nước ngoài cũng có thể phải đối mặt với các yêu cầu lớn hơn để tham gia vào các đợt IPO của Trung Quốc. Quy tắc đề xuất của CSRC cũng sẽ yêu cầu các ngân hàng quốc tế bảo lãnh cho một công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài phải đăng ký với CSRC.

Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường cảnh báo các nhà đầu tư về những bất ổn khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc niêm yết tại New York. Đầu tháng 12/2021, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã hoàn thiện các quy tắc cần thiết để thực hiện một đạo luật có thể buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ. Không rõ khi nào sẽ bắt đầu, nhưng các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley không mong đợi chúng sẽ xảy ra ít nhất cho đến năm 2024.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả