24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hoài Nhật
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu thịt từ Úc và Brazil

Giữa lúc các căng thẳng thương mại với Mỹ tăng nhiệt, Trung Quốc quyết định hủy mua 3.247 tấn thịt heo của Mỹ nhưng con số này rất nhỏ bé nếu so với hàng chục ngàn tấn thịt heo và thịt bò mà Trung Quốc đang ồ ạt mua từ Úc và Brazil.

Giữa lúc các căng thẳng thương mại với Mỹ tăng nhiệt, Trung Quốc quyết định hủy mua 3.247 tấn thịt heo của Mỹ nhưng con số này rất nhỏ bé nếu so với hàng chục ngàn tấn thịt heo và thịt bò mà Trung Quốc đang ồ ạt mua từ Úc và Brazil.

Trang trại bò Wagyu (một giống bò đặc sản của Nhật Bản) của ông Scott de Bruin ở Úc có thể nằm cách xa Trung Quốc hơn 7.200 km nhưng ông ít khi có cơ hội tiếp cận thị trường lớn nhất của ông tốt như lúc này.Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố hôm 16-5, vào tuần trước, các khách hàng Trung Quốc đã hủy các đơn hàng mua 3.247 tấn thịt heo của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump thông báo tăng thuế với 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc. Song con số này chẳng thấm vào đâu so với lượng thịt heo và thịt bò mà Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước khác như Úc và Brazil để lấp khoảng trống nguồn cung thịt heo do dịch tả heo châu Phi gây ra.

Các khách hàng ở Trung Quốc bao gồm nhà hàng The Nest nổi tiếng ở Thượng Hải và khách sạn Park Hyatt ở Bắc Kinh đang ồ ạt đặt mua thịt bò Wagyu đắt đỏ từ trang trại của Bruin, giúp sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng vọt 50% trong tháng 5-2019 so với cùng kì năm ngoái.

Doanh số thịt bò xuất khẩu từ trang trại của Bruin tăng mạnh do dịch tả heo châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc, nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới.

Đại dịch này đã đẩy nhu cầu các loại thịt thay thế chủ yếu là thịt bò và thịt gà ở Trung Quốc. “Chắc chắn, đó là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của chúng tôi”, ông Bruin, chủ khu trang trại chăn nuôi rộng 3.050 ha ở Millicent, bang Nam Úc (Úc), nơi đang nuôi 8.500 con bò Wagyu thuần chủng, nói.

Khi nguồn cung thịt heo ở Trung Quốc giảm mạnh do các tác động của dịch tả heo châu Phi, hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc với thịt heo, bò, cừu, gà và hải sản từ Brazil cho đến Úc đang bùng nổ. Nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đã vượt con số một triệu tấn vào năm ngoài, đưa nước vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu bò lớn nhất thế giới. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ đạt hơn 1,6 triệu tấn, cao gấp đôi so với năm 2016.

Doang số thịt bò Úc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 66% lên mức 72.460 tấn trong bốn tháng đầu năm 2019, trong khi đó, con số này ở Brazil tăng 14% lên 95.700 tấn.

Tổng sản lượng thịt bò nhập khẩu của Trung Quốc tăng trung bình gần 90% mỗi năm kể từ năm 2009 nhờ nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp tiêu dùng trung lưu Trung Quốc. Dịch tả heo châu Phi càng đốt nóng nhu cầu này và có thể giúp xuất khẩu thịt bò của Úc sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục trong năm 2019.

Trung Quốc cũng là khách hàng lớn của các tảng thịt bò Wagyu chất lượng thấp bao gồm nạc vai, gàu, nạm và thịt bò vụn. Blackmore cho biết gần đây, ông đã tăng gấp đôi giá bán các tảng thịt bò chất lượng thấp nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu của Trung Quốc.David Blackmore, chủ một trang trại bò Wagyu ở bang Victoria (Úc), đang cung cấp thịt bò cho các nhà hàng hạng sang ở Úc, Trung Quốc và 13 nước khác, nói: “Đó là nhu cầu khổng lồ. Chúng tôi chưa từng chứng kiến nhu cầu lớn trên bình diện quốc tế”.

“Tôi không nghĩ rằng sẽ có đủ thịt trên thế giới để thực sự lấp đầy khoảng trống nguồn cung thịt heo ở Trung Quốc”, Tim Ryan, nhà phân tích ở chi nhánh của tổ chức nghiên cứu thị trường Meat & Livestock Australia tại Singapore

Thịt bò Wagyu nổi tiếng nhờ vân mỡ lốm đốm trắng phân bố xen kẽ các thớ thịt đỏ với tỷ lệ đồng đều, tạo cho miếng thịt vừa mềm vừa thơm béo. Nhật Bản, nơi xuất xứ của bò Wagyu, đã bị cấm xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc kể từ năm 2011 khi ca bệnh bò điên đầu tiên ở người được phát hiện tại Nhật Bản.

Ông Jack C. Bendheim, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Phibro Animal Health (Mỹ), dự báo nguồn cung thịt heo ở Trung Quốc có thể giảm hơn 30% do dịch tả heo châu Phi. “Tôi đã có nhiều chuyến công tác đến Trung Quốc trong vài tháng qua để thẩm định tốt hơn tác động của dịch tả heo châu Phi. Tác động từ nguy cơ hơn 200 triệu con heo ở Trung Quốc có thể chết hoặc bị tiêu hủy do tả heo châu Phi đối với các thị trường protein trên toàn cầu chỉ mới bắt đầu được nắm bắt”, Bendheim nói.

“Dịch tả heo châu Phi sẽ tác động mạnh nhất đến các thị trường thịt trên toàn cầu có thể trong vài năm nữa, nếu như không muốn nói là cả thập kỷ tới”, Tim Ryan, nhà phân tích ở chi nhánh của tổ chức nghiên cứu thị trường Meat & Livestock Australia tại Singapore, nhận định trong một cuộc trao đổi qua điện thoại.

Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng sẽ có đủ thịt trên thế giới để thực sự lấp đầy khoảng trống nguồn cung thịt heo ở Trung Quốc”.

Tháng trước, tờ Trung Quốc Nhật báo dẫn một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc. cho biết nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc, chủ yếu từ Brazil, Canada và EU, sẽ tăng vọt 40% lên mức 1,7 triệu tấn trong năm nay, trước khi tăng lên 2,1 triệu tấn vào năm 2020.

Adolfo Fontes, nhà phân tích ở ngân hàng Rabobank, dự báo xuất khẩu thịt heo của Brazil sang Trung Quốc có thể tăng 61% lên 250.000 tấn trong năm nay.

Hồi đầu tháng 5, tại cuộc họp báo từ xa để thông báo kết quả kinh doanh, Gregory A. Heckman, Giám đốc điều hành của công ty thực phẩm và kinh doanh nông nghiệp Bunge, có trụ sở tại New York, cho biết đàn heo suy giảm ở Trung Quốc do tả heo châu Phi tương đương với toàn bộ đàn heo ở Mỹ và tác động đầy đủ của dịch bệnh này vẫn chưa thể nhận diện hết được.

Theo Bloomberg

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả