Trung Quốc - nước duy nhất trên thế giới còn áp dụng chiến lược không COVID-19
Với khả năng lây nhiễm cao như bệnh đậu mùa, biến chủng delta đang trở thành một kẻ thù nguy hiểm với Trung Quốc, đất nước cuối cùng trên thế giới vẫn cương quyết duy trì chính sách không COVID-19.
Trong vòng 5 tháng gần nhất, Trung Quốc đã ba lần đưa được số ca nhiễm COVID-19 về không, tuy nhiên các đợt bùng dịch gần đây đang diễn ra phổ biến hơn so với trước đây, điều này không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi về việc Trung Quốc có thể duy trì được chiến lược không COVID-19 trong bao lâu nữa. Chính sách này đã khiến cho Trung Quốc trở nên khác biệt với tất cả các nước còn lại trên thế giới, theo Bloomberg.
Khoảng cách giữa hai đợt bùng dịch gần nhất tại Trung Quốc đã giảm từ 2 tháng trong khoảng thời gian nửa sau năm ngoái cho đến chỉ còn khoảng 12 ngày tính từ tháng 5/2021 khi Trung Quốc bắt đầu có những ca nhiễm COVID-19 chủng delta. Dù rằng Trung Quốc vẫn có thể đưa được ca nhiễm về không, khoảng thời gian không có ca nhiễm COVID-19 đang trở nên ngắn hơn nhiều so với trước, số liệu về ca nhiễm hàng ngày theo tính toán của Bloomberg cho thấy.
Trung Quốc thực sự đang đương đầu với thách thức lớn, giữa một bên là duy trì các biện pháp đóng cửa biên giới, xét nghiệm trên diện rộng, theo dấu người bệnh sát sao và áp dụng quy định chặt chẽ với hoạt động đi lại và bên kia là bệnh dịch chết người dường như đã quá nhiều lần “chọc thủng” phòng tuyến được dựng lên để ngăn lây nhiễm COVID-19.
Với khả năng lây nhiễm cao như bệnh đậu mùa, biến chủng delta đang trở thành một kẻ thù nguy hiểm với Trung Quốc, đất nước cuối cùng trên thế giới vẫn cương quyết duy trì chính sách không COVID-19, tức loại bỏ tất cả các ca nhiễm COVID-19.
Đợt bùng dịch gần nhất đã lan ra 11 tỉnh thành và thậm chí lây lan khá mạnh tại thủ đô Bắc Kinh. Giới chức cảnh báo rằng tình hình sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, giới chức cho đến nay đã phong tỏa thị trấn sát khu vực nội mông vốn gần đây công bố rất nhiều ca nhiễm COVID-19.
Trước đây, khi những vấn đề tại ổ dịch Vũ Hán được giải quyết, Trung Quốc đã trải qua 2 tháng mà không phát hiện ổ dịch nào mới tại địa phương. Điều này đã giúp cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn duy trì được công việc sản xuất, tiêu dùng người dân và người dân đi lại tự do bên trong biên giới. Trong nhóm nền kinh tế quy mô lớn của thế giới, duy nhất kinh tế Trung Quốc công bố tăng trưởng trong năm 2020.
Tuy nhiên, việc áp dụng cùng một chiến lược với chủng delta trong năm nay đã gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại bằng đường hàng không và tàu, cũng như nhiều biện pháp khác nhằm ngăn chủng delta lây lan mạnh đã khiến cho tiêu dùng cá nhân suy giảm mạnh. Các đợt bùng dịch từ đó đến nay đã tiếp tục gây tổn hại lên tâm lý tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng đi xuống cũng như hoạt động đi lại của người dân trong dịp Quốc khách vào đầu tháng 10 suy giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chính phủ và giới chức ngành y tế Trung Quốc không hề có dấu hiệu sẽ giảm áp dụng chính sách không COVID-19, ít nhất trước khi Thế vận hội mùa đông bắt đầu vào tháng 2/2021.
Bằng việc tăng cường các biện pháp kiểm soát COVID-19, Trung Quốc đang đi ngược xu thế sống chung với virus này và dựa vào tiêm vắc xin nhằm ngăn triệu chứng nặng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa hề có dấu hiệu kết thúc.
Nhiều nước khác trong khu vực châu Á từng theo đuổi chiến lược không COVID-19 giờ đây cũng đang chuyển hướng. Singapore và Australia nới lỏng các biện pháp phong tỏa, New Zealand cũng đang chấp nhận để có những ổ dịch mới bởi quá khó để đưa ca nhiễm về không. Tất cả cũng đều đang lên lộ trình để tái mở cửa với thế giới, trong đó có việc chấp nhận cho việc COVID-19 vẫn tồn tại.
Cho đến nay, giới chức Trung Quốc dường như không quan tâm đến chiến lược này và không có ý định sẽ thay đổi. Thực tế này đang khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, chuyên gia phân tích tại tổ chức Natixis SA trong thư gửi khách hàng vào cuối tháng 9 đã thể hiện tâm lý băn khoăn bởi theo họ, chiến lược đó sẽ khiến Trung Quốc chịu thiệt nhiều về kinh tế bởi nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến khi nào mọi chuyện sẽ kết thúc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận