Trung Quốc muốn nói gì với phần còn lại của thế giới?
Trung Quốc tin vào sự trỗi dậy của chính họ và sự suy giảm của Mỹ là không thể tránh khỏi, và Ấn Độ cần phải lưu ý điều này.
Ông Diêm Học Thông và Vương Tập Tư, hai trong số những nhân vật cấp cao của cộng đồng nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc, gần đây đã đăng tải những bài viết trên tạp chí Foreign Affairs.
Không phải ngẫu nhiên, bài viết của hai nhân vật này được đăng tải để kết hợp với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7.
Nhiệm vụ của họ là giải thích cho thế giới bên ngoài ý nghĩa thông điệp của ông Tập Cận Bình khi ông tuyên bố rằng "người dân Trung Quốc đã đứng lên và kỷ nguyên đau khổ bị bắt nạt đã qua đi, không bao giờ quay trở lại".
Sự đối nghịch trong quan hệ Mỹ-Trung
Mở đầu bài viết, ông Diêm Học Thông và ông Vương Tập Tư thừa nhận rằng, những thay đổi gần đây trong chính sách của Mỹ đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ-Trung khó có thể giảm căng thẳng hoặc cạnh tranh.
Ông Vương Tập Tư cho rằng, Mỹ phải chịu trách nhiệm về môi trường đối nghịch này.
Quan hệ Mỹ-Trung luôn xoay quanh hai ý tưởng, rằng Mỹ sẽ tôn trọng và không làm mất ổn định trật tự nội bộ của Trung Quốc, và rằng Trung Quốc sẽ không cố ý làm suy yếu trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.
Theo ông Vương, nhận thức ngầm này hiện đang được làm sáng tỏ và người Mỹ phải chịu trách nhiệm.
Nhà hoạch định chính sách đối ngoại Vương Tập Tư muốn thế giới tin rằng, tình hình này đã xảy ra vì Mỹ đang tìm cách thay đổi chế độ.
Theo cả hai học giả, Trung Quốc không đáng trách dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ đơn giản là đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ. Lời khuyên của ông Vương Tập Tư cho Washington là quay trở lại sự đồng thuận ngầm trước đó.
Hai chuyên gia đều mong muốn thuyết phục độc giả và các quốc gia rằng, nếu không đúng như vậy, thì sự cạnh tranh không khoan nhượng chỉ có thể kết thúc theo một cách có hại cho Mỹ.
Nước Mỹ đang chao đảo bởi tình trạng chia rẽ chính trị nội bộ, bất bình đẳng kinh tế-xã hội, chia rẽ sắc tộc, chủng tộc và trì trệ kinh tế.
Trung Quốc ủng hộ trật tự đa cực
Trong khi đó, ông Diêm Học Thông sử dụng lập luận về “ý đồ xấu xa” của Mỹ đối với Trung Quốc để biện minh cho việc “chuyển đổi mô hình” sang một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.
Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã tấn công thế độc tôn và "liên minh kiểu Chiến tranh Lạnh" của Mỹ.
Thách thức mới đối với Bắc Kinh là làm thế nào để được coi là nước đấu tranh cho đường lối đa cực, trong khi thực sự nỗ lực cạnh tranh vị trí độc quyền với Washington, hoặc như ông Diêm Học Thông đã khéo léo miêu tả nỗ lực này của Bắc Kinh bằng một cụm từ “một trật tự đa cực trong đó quan hệ Mỹ-Trung đóng vai trò trung tâm”.
Để biện minh cho những mục tiêu mâu thuẫn này, ông Diêm Học Thông đưa ra một số lập luận. Ông đề cập "bản sắc kép" của Trung Quốc, tuyên bố rằng không có mâu thuẫn nào giữa việc Bắc Kinh tìm kiếm vị thế đồng bá chủ toàn cầu và đồng thời tiếp tục là một "quốc gia đang phát triển", như một minh chứng cho sự liên kết địa chính trị của nước này.
Trong trường hợp phần còn lại của thế giới vẫn còn băn khoăn về những gì Trung Quốc có thể làm khác với Mỹ, ông Diêm nói thêm rằng, Mỹ xuất khẩu hệ thống giá trị (dân chủ) như một phần của chính sách đối ngoại của mình, trong khi Trung Quốc thì không.
Theo ông, đó là bởi vì Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển với "những đặc sắc Trung Quốc", vốn ngụ ý rằng hệ thống chính trị và mô hình quản trị của Trung Quốc không thể đơn thuần được xuất khẩu sang các nước khác.
Thông điệp chính của hai học giả đối với Mỹ là hãy từ bỏ nỗ lực gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi hệ thống chính trị.
Điều Trung Quốc muốn "gửi gắm" với phần còn lại của thế giới là hãy quy phục vị thế quyền bá quyền của nước này.
Ở phần kết của cả hai bài luận, độc giả có thể sẽ tự hỏi tại sao Trung Quốc muốn quay trở lại đồng thuận cũ khi sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm của Mỹ đều khó tránh khỏi.
Có phải vì Trung Quốc vẫn cần thêm vài năm chung sống hòa bình với Mỹ trước khi có đủ sức mạnh để "hất cẳng" Mỹ ra khỏi vị trí thống trị toàn cầu? Hay đó là cảm giác dễ bị tổn thương sâu sắc mà Bắc Kinh cảm nhận được bất chấp tuyên bố rằng thời gian và động lực đang đứng về phía Trung Quốc?
Hàm ý với Ấn Độ
Theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vijay Gokhale, tác giả của cuốn sách "Trò chơi dai dẳng: Cách Trung Quốc đàm phán với Ấn Độ", từ quan điểm của New Delhi, có ba điểm đáng được chú ý.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận