24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Dương Quang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trung Quốc không còn hạn chế sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực tài chính

Mặc dù, cánh cửa cho nhà đầu tư nước ngoài dần rộng mở, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại khác.

Tháng 7 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc sẽ chấm dứt giới hạn sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính vào năm 2020, sớm hơn một năm so với dự kiến. Việc này khẳng định cho thế giới thấy Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường.

Trung Quốc không còn hạn chế sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực tài chính
Đúng như tuyến bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc vừa loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực tài chính trị giá 45.000 tỉ USD. Nguồn ảnh: ABC News.

Chính sách này đưa Trung Quốc tiến gần hơn đến các “cuộc cải cách lớn” như đã hứa từ lâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo: Nhiều trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng tiến sâu vào nền kinh tế số 2 thế giới.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cho phép nhiều công ty tài chính nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới hoặc mở rộng sự hiện diện của họ thông qua sở hữu đa số trong các liên doanh trong nước qua các quỹ tương hỗ, bảo hiểm và môi giới.

Kể từ ngày 23.7, các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể sở hữu doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực tài chính.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã đánh vào niềm tin kinh doanh trên toàn thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm rung chuyển thị trường tài chính. Điều này làm tăng thêm nỗi lo về sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy căng thẳng leo thang với Mỹ, nhưng các nhà phân tích hy vọng động thái này sẽ giúp Trung Quốc thu hút những nhà đầu tư quốc tế có tên tuổi lớn trên thị trường vốn. Điều này sẽ giảm áp lực cho các ngân hàng địa phương khi họ mở rộng hoạt động cho vay nhằm nâng đỡ nền kinh tế.

Các công ty như Goldman Sachs và Fidelity dự kiến tiếp tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc với hy vọng giành được phần lớn thị trường tư vấn và quản lý tài sản đang phát triển nhanh.

Nhưng sự thay đổi này vẫn không loại bỏ hết các trở ngại, ngay cả khi quyền sở hữu đầy đủ giúp các ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhà quản lý quỹ dễ dàng tích hợp các hoạt động tại Trung Quốc với mạng lưới toàn cầu của họ. Cũng có lo ngại rằng, cải cách đang ở giai đoạn muộn trong chu kỳ kinh tế của Trung Quốc, điều này làm giảm tầm quan trọng của động thái thay đổi này.

Ông Michelle Lam - nhà kinh tế lớn Trung Quốc chia sẻ: “Trung Quốc đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc mở cửa và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Mặc dù, căng thẳng địa chính trị gia tăng, thu hút đầu tư nước ngoài vẫn rất quan trọng bởi bí quyết công nghệ có thể giúp Trung Quốc tiến lên chuỗi giá trị. Các công ty nước ngoài cũng có khả năng đầu tư vào Trung Quốc với thị trường nội địa rộng lớn”.

Phó Chủ tịch Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, ông Huang Qifan cho biết, vào cuối năm ngoái, các công ty tài chính nước ngoài đầu tư tới 8.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1.100 tỉ USD).

Việc loại bỏ các giới hạn sở hữu nước ngoài là một phần của vòng cải cách mới nhất được công bố vào tháng 6 bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc và Bộ Thương mại. Các lĩnh vực khác có sự thay đổi trong việc hạn chế chủ sở hữu nước ngoài bao gồm cơ sở hạ tầng, sản xuất xe thương mại, luyện kim và một số bộ phận của nông nghiệp.

Kể từ năm 2014, khi đồng nhân dân tệ bắt đầu mất giá, Trung Quốc đã mất hơn 800 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Một phần của số này được sử dụng để ổn định tỉ giá hối đoái nhân dân tệ vì mục tiêu biến nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Năm 2016, đồng nhân dân tệ lại phải đối mặt với áp lực mất giá mạnh khi nền kinh tế Mỹ phục hồi và tăng lãi suất. Kỳ vọng giảm giá mạnh đối với đồng nhân dân tệ đã kích thích dòng vốn chảy ra, khiến chính quyền Bắc Kinh thắt chặt đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và lượng nhân dân tệ mà các công ty Trung Quốc có thể chuyển ra nước ngoài.

Trung Quốc cũng đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào hệ thống tài chính và hướng dẫn lãi suất ngắn hạn thấp hơn, đồng thời tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế.

Những thay đổi cho các doanh nghiệp tài chính là một phần của các biện pháp chính sách được công bố vào năm 2017 nhằm loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực tài chính. Kể từ đó, Trung Quốc nhanh chóng theo dõi việc mở rộng sở hữu đầy đủ bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, quản lý quỹ. Điều này mở ra cơ hội đối với hầu hết lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, đồng thời đáp ứng một lời hứa trong thỏa thuận thương mại giai đoạn I của Trung Quốc với Mỹ.

Các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng đối phó với những trở ngại khác nhau, đôi khi là thứ vô hình, trong quá trình xây dựng tại Trung Quốc. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại khác nhau bao gồm mở rộng liên tỉnh, phê duyệt sản phẩm và phân phối thông qua các kênh ngân hàng.

Các nhà đầu tư toàn cầu nên tập trung vào cơ hội lâu dài. Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Trung Jake Parker cho biết: “Chúng tôi đã nghe từ một số công ty dịch vụ tài chính trong các lĩnh vực mới được tự do hóa quyền sở hữu toàn bộ hoặc đa số”.

Tháng 12.2019, ngân hàng UBS của Thụy Sĩ trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên nắm giữ phần lớn cổ phần trong một doanh nghiệp chứng khoán Trung Quốc theo quy tắc mới. Tiếp theo là các tập đoàn Nomura Holdings, JPMorgan, Goldman Sachs và Morgan Stanley cũng lần lượt nắm giữa phần lớn cổ phần trong các doanh nghiệp chứng khoán Trung Quốc.

Vào tháng 4, JPMorgan Asset Management chi khoảng 1 tỉ USD để mua lại số cổ phần còn lại trong Quản lý Quỹ Quốc tế Trung Quốc. Giám đốc Điều hành JPMorgan Trung Quốc, ông Mark Leung cho biết: “JPMorgan hoan nghênh mọi quyết định của chính phủ Trung Quốc nhằm tự do hóa hơn nữa lĩnh vực tài chính”. Gần đây, Fidelity International đã xin cấp phép thành lập một doanh nghiệp quỹ tương hỗ công cộng ở Trung Quốc.

Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết, việc thay đổi quy tắc chỉ là một bước nhỏ trong cải cách đang diễn ra của Trung Quốc. Bởi lẽ, các công ty trong nước đã thống trị một số lĩnh vực nhất định chỉ để lại cơ hội nhỏ hơn cho những nhà đầu tư châu Âu.

Theo bà Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nhà đầu tư nước ngoài phải chọn lọc trong tham vọng Trung Quốc của họ.

Các lĩnh vực này ít quy định hơn, ít cạnh tranh hơn và cung cấp một đại lộ để giới thiệu các sản phẩm tinh vi. Do đó, lợi nhuận cũng có thể cao hơn.

Quyết định mở cửa trên được đưa ra giữa lúc Trung Quốc và Mỹ căng thẳng leo thang trên mọi lĩnh vực mà mới đây nhất là việc 2 bên tuyên bố đóng cửa lãnh sự quán của nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế hơn nữa và hạn chế các hành xử thương mại không công bằng.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả