Trung Quốc ‘khóa chặt’ công nghệ xe điện, yêu cầu các hãng xe cẩn trọng khi xây dựng nhà máy ở nước ngoài
Yêu cầu này được đưa ra khi các công ty như BYD và Chery Automobile hiện đang củng cố kế hoạch xây dựng nhà máy ở Tây Ban Nha, Thái Lan và Hungary.
Trung Quốc đã khuyến cáo mạnh mẽ các nhà sản xuất ô tô nội địa phải đảm bảo công nghệ xe điện tiên tiến được giữ lại trong nước, ngay cả khi họ đang xây dựng nhà máy trên khắp thế giới để né tránh thuế quan trừng phạt đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc.
Bắc Kinh đang khuyến khích các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xuất khẩu cái gọi là bộ linh kiện tháo rời (knock-down kits) sang các nhà máy ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là các bộ phận chính của xe sẽ được sản xuất trong nước và sau đó được vận chuyển đến thị trường đích để lắp ráp hoàn thiện.
Yêu cầu này được đưa ra khi các công ty như BYD và Chery Automobile hiện đang củng cố kế hoạch xây dựng nhà máy ở Tây Ban Nha, Thái Lan và Hungary, khi những chiếc xe điện hiện đại với giá cả phải chăng đang tạo được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp vào tháng 7 với hơn một chục nhà sản xuất ô tô. Họ cũng được thông báo không nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư liên quan đến ô tô tại Ấn Độ. Đây là một nỗ lực khác để bảo vệ bí quyết công nghệ của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc và giảm thiểu rủi ro về mặt quy định.
Bắc Kinh đang khuyến khích các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xuất khẩu cái gọi là bộ linh kiện tháo rời (knock-down kits) sang các nhà máy ở nước ngoài. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô muốn đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên phải thông báo cho Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ thị của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc đang tìm cách nội địa hóa để tránh thuế quan đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.
Đây cũng có thể là một đòn giáng vào các quốc gia châu Âu đang tìm cách tiếp cận các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc với hy vọng sự hiện diện của họ sẽ mang lại việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương. Ví dụ, BYD đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến có công suất hàng năm là 150.000 xe và tuyển dụng tới 5.000 người.
Trong cuộc họp, Bộ Thương mại nước này lưu ý rằng các quốc gia mời chào các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xây dựng nhà máy thường là những quốc gia ban hành hoặc cân nhắc các rào cản thương mại đối với xe Trung Quốc. Các quan chức nói với những người tham dự rằng các nhà sản xuất không nên mù quáng chạy theo xu hướng hoặc tin vào những lời kêu gọi đầu tư như vậy từ các Chính phủ nước ngoài.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào tháng 7 rằng BYD đã đồng ý xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây nước này. Bất kỳ nhà máy mới nào cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận Liên minh châu Âu (EU) của BYD, vì Thổ Nhĩ Kỳ có thỏa thuận liên minh thuế quan với khối này. Vào tháng 6, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng mức thuế 40% đối với xe nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn gia tăng kể từ khi một cuộc đụng độ chết người nổ ra ở biên giới dãy Himalaya giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2020.
Nhà sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước Trung Quốc, SAIC Motor Corp., hiện kiểm soát MG Motor India, đã bị điều tra vì các vi phạm tài chính vào năm 2022. Năm ngoái, SAIC đã giảm tỷ lệ sở hữu trong hoạt động MG tại Ấn Độ, với tỷ lệ sở hữu dự kiến sẽ giảm xuống còn 38-40% theo thời gian, theo một báo cáo từ truyền thông địa phương.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận