menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Thị Thanh

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa tăng trở lại nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá

Đầu tháng 6/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu biến động không đồng nhất tại hầu hết các nước sản xuất, tăng tại Indonesia và Ấn Độ, ổn định tại Malaysia, nhưng giảm mạnh tại Việt Nam và Brazil.

Cụ thể như sau: Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 8/6/2022 giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 5.900 USD/tấn và 7.600 USD/tấn so với ngày 30/5/2022.

Tại Brazil, ngày 8/6/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 200 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, xuống còn 3.600 USD/tấn.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 8/6/2022, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu giảm lần lượt 200 USD/tấn và 150 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, xuống còn lần lượt 3.700 USD/tấn và 3.950 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 150 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, xuống còn 5.750 USD/tấn.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Nguồn: Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC)

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 7/6/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 22 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, lên mức 4.030 USD/tấn.

Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 74 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, lên mức 6.588 USD/tấn.

Tại Ấn Độ, ngày 7/6/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 4 USD/tấn so với ngày 30/5/2022, lên mức 6.631 USD/tấn.

Dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Trung Quốc "ăn" hàng, giá hạt tiêu của Việt Nam tăng mạnh...

Giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa tăng trở lại nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Thời điểm hiện tại giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Hoa Kỳ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường. Ngày 8/6/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 1.500 – 2.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 30/5/2022, lên mức 72.000 - 75.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 111.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2022 và cao hơn so với mức 103.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 72.000 – 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 72.000 – 75.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (73.000 đồng/kg); Bình Phước (74.000 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.500 đồng/kg. Như vậy, so với đầu tuần, thị trường trong nước đã có 2 phiên liền tăng giá, bắt đầu có tín hiệu khởi sắc.

Các chuyên gia đánh giá, giá cả tương đối ổn định trong những tháng qua bởi lượng hàng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu. Thương lái Trung Quốc và các nhà xuất khẩu lớn ở Việt Nam đang trong trạng thái chờ đợi, trong khi nông dân và đại lý nhỏ có xu hướng giữ hàng với dự đoán mức giá cao hơn.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt 21,84 nghìn tấn, trị giá 98,4 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 giảm 21,3% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 99,54 nghìn tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Diễn biến giá: Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.504 USD/ tấn, giảm 2,7% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 31,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về thị trường: Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường giảm, gồm: Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Pakistan. Ngược lại, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang các thị trường khác tăng, gồm: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Hà Lan, Philippines, Anh và Thái Lan. 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Anh, Pakistan. Đáng chú ý, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng trưởng 2 con số, gồm: Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này tăng mạnh trở lại trong tháng 4/2022, với mức tăng 110,1% so với tháng 3/2022 và tăng 51,5% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu vào Trung Quốc giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 14,3 triệu USD.

Trung Quốc "hút" hàng, giá hạt tiêu nội địa của Việt Nam tăng trở lại

Nguồn: Cơ quan Hải quan Trung Quốc

Tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm 2021, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil và Malaysia. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ nhiều nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam và Brazil.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 16,62% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 29,03% trong 4 tháng đầu năm 2022.

Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy: Tháng 4/2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia tăng 105,9% so với tháng 4/2021, đạt xấp xỉ 5,58 triệu USD. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia vào Trung Quốc giảm 43,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 7,12 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 63,01% trong 4 tháng đầu năm 2021 xuống 49,84% trong 4 tháng đầu năm 2022.

Tháng 4/2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 25% so với tháng 4/2021, đạt 1,42 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 4,15 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 16,62% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 29,03% trong 4 tháng đầu năm 2022.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại