Trung Quốc: Hai ngân hàng suýt vỡ nợ và phải nhờ Chính phủ giải cứu, hệ thống ngân hàng xuất hiện nhiều rạn nứt
Sự hậu thuẫn của PBOC cho các ngân hàng gặp rắc rối có thể giúp tạm thời che đậy những vết nứt trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, về dài hạn ẩn chứa nhiều nguy
Người Trung Quốc có một truyện cổ như sau: một người đàn ông chôn 300 nén bạc trong vườn và trên bãi đất đó ông cắm tấm biển "Ở đây không có 300 nén bạc", kết quả là người hàng xóm của ông đã đào trộm toàn bộ số bạc đó và để lại mảnh giấy ghi "Ông Vương hàng xóm không đánh cắp bạc".
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc đã tiếp quản Baoshang Bank, 1 ngân hàng nhỏ ở miền Bắc nước này để cứu nó khỏi cảnh phá sản. Giới chức Trung Quốc quả quyết rằng đây chỉ là một trường hợp cá biệt và các ngân hàng nhỏ khác trong hệ thống vẫn an toàn. Tuy nhiên, giống như trong câu chuyện trên, thị trường không tin vào điều này.
Lợi suất chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, công cụ cấp vốn quan trọng cho các ngân hàng nhỏ, đã tăng mạnh đối với các ngân hàng phát hành bị xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp. Thị trường dường như đã bình tĩnh trở lại vào hôm thứ ba, nhưng chỉ sau khi NHTW Trung Quốc (PBOC) đồng ý gián tiếp hỗ trợ 1 ngân hàng nhỏ khác có tên là Bank of Jinzhou.
PBOC đã hỗ trợ bằng cách bật đèn xanh cho ngân hàng này phát hành "chứng quyền phòng vệ rủi ro tín dụng" (là 1 công cụ giống với các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng). Nếu như Bank of Jinzhou phá sản, 1 công ty bảo hiểm tín dụng quốc doanh sẽ đứng ra chi trả. Ngân hàng này bắt đầu trở thành tâm điểm chú ý của thị trường sau khi các kiểm toán viên kiểm toán nó năm 2018 từ chức hồi cuối tháng 5.
Sự hậu thuẫn của PBOC cho các ngân hàng gặp rắc rối có thể giúp tạm thời che đậy những vết nứt trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, lịch sử khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy "nguy cơ lây lan" là 1 con dao hai lưỡi. Nếu như những vết nứt quá lớn để có thể hàn gắn, về dài hạn tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Thị trường chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCD) ở Trung Quốc đang rơi vào tình trạng báo động vì 2 lý do khá rõ ràng. Thứ nhất, không giống như phần lớn các thỏa thuận cho vay ngắn hạn khác trên thị trường tài chính Trung Quốc, NCD không hề có tài sản đảm bảo. Điều đó có nghĩa là nếu như người đi vay phá sản, tổn thất sẽ lớn hơn.
Thứ hai, Baoshang không phải là ngân hàng nhỏ duy nhất đang phát đi những tín hiệu đáng lo ngại. Tính cả 2 ngân hàng kể trên, trên cả nước đã có khoảng 19 ngân hàng nhỏ trì hoãn công bố báo cáo thường niên năm 2018.
Lớn nhất trong danh sách này là Henfeng Bank (tên tiếng Anh là Evergrowing Bank) với tài sản 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 202,58 tỷ USD). Tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc là 276 nghìn tỷ nhân dân tệ tính đến tháng 3. Các NCD của Hengfeng đang nhận được thái độ thờ ơ của nhà đầu tư kể từ vụ Baoshang. Tính đến đầu tuần này Hengfeng mới chỉ bán được 11% số NCD kỳ hạn 3 tháng có tổng giá trị 2 tỷ nhân dân tệ mà nó dự định sẽ phát hành.
Những ai quan sát kỹ thị trường tài chính Trung Quốc đều sẽ nhận thấy giới chức nước này chính là những "chuyên gia" trong việc "vá đập". Có vẻ như Trung Quốc cũng không coi đây là 1 giải pháp có tính bền vững, nhưng với quá nhiều lỗ hổng thì chúng ta sẽ không thể biết được chính xác là ở điểm nào và khi nào thì con đập ấy cuối cùng sẽ vỡ tung.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận