menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Nguyên

Trung Quốc giúp Nga bảo đảm huyết mạch kinh tế

Trung Quốc đã cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một điều mà ông ấy cần để thách thức Mỹ và cộng đồng quốc tế. Chế độ chuyên quyền Nga có vẻ như đã bảo đảm được một huyết mạch kinh tế từ Bắc Kinh.

Ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Olaf Scholz: “Điều mà mọi người quên ở đây là Nga cần bán khí đốt và dầu mỏ. Nga dựa vào khí đốt và dầu mỏ - một phần đáng kể trong ngân sách của nước này - đó là thứ duy nhất họ thực sự có để xuất khẩu. Và trên thực tế, nếu nguồn xuất khẩu bị chặn, Nga sẽ bị tổn thương nặng nề". Tổng thống Biden đang nói về Dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đường ống dẫn dầu vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu qua Đức. Nếu Nga xâm lược Ukraine, Washington không muốn đường ống này hoạt động.

Tuy nhiên, người đứng đầu nước Nga đã đi trước tổng thống Mỹ một bước. Tại Bắc Kinh hôm 4/2, khi tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông, Putin đã công bố các thỏa thuận dầu khí mới trị giá 117,5 tỷ USD với Trung Quốc. Ông tuyên bố: “Các nhà khai thác dầu mỏ của chúng tôi đã chuẩn bị rất tốt những giải pháp về nguồn cung cấp dầu khí cho Trung Quốc”. Các thỏa thuận mới sẽ không giúp Nga đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại - khí đốt sẽ không bắt đầu chảy qua một đường ống mới đến Trung Quốc ít nhất trong 2 năm - nhưng Bắc Kinh có thể tăng mua dầu khí của Nga theo các thỏa thuận hiện có. Tuy nhiên, thông điệp của Bắc Kinh đối với Mỹ và những nước khác là rất rõ ràng. Jonathan Ward, tác giả cuốn sách ‘Tầm nhìn chiến thắng của Trung Quốc", bình luận sau khi Putin thông báo về các thỏa thuận dầu khí: “Chính phủ Nga và Trung Quốc đã nói rõ với thế giới rằng cuộc đối đầu chung của họ với Mỹ sẽ bao gồm một chiến lược quan tâm đến nhu cầu của nhau. Trung Quốc, thông qua hành động ve vãn kinh tế đối với Iran, đã chứng tỏ sự sẵn sàng làm việc với các quốc gia bị phương Tây trừng phạt”.

Sự ủng hộ của Bắc Kinh cho thấy họ đang nghĩ đến việc lợi dụng cuộc xung đột ở Đông Âu để tham gia “trò chơi” của riêng mình. Như ông Ward nói, “mối quan hệ Nga-Trung đã nở rộ trên nhiều mặt trận - quân sự, năng lượng, cơ sở hạ tầng, thậm chí cả ý thức hệ độc tài - và chúng ta sẽ nhìn thấy Bắc Kinh cứu giúp các đối tác của họ ở Điện Kremlin, một phần bởi việc Mỹ mất tập trung ở Đông Âu có thể khiến chúng ta mất cân bằng ở châu Á”.

Việc thông báo về các thỏa thuận dầu khí mới của Nga và Trung Quốc khiến cho những lời cảnh báo của Washington có vẻ trống rỗng, hoặc ít nhất chỉ mang tính tức thời. Tuần trước, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: “Mỹ và các đồng minh, đối tác của mình có một loạt công cụ để triển khai nếu thấy các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty ở Trung Quốc, cố gắng che lấp các hành động kiểm soát xuất khẩu của Mỹ”.

Việc Trung Quốc cam kết mua thêm dầu và khí đốt của Nga chắc chắn được coi là “lấp chỗ trống”, đặc biệt là vì Biden đã xác định việc bán dầu khí là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế Nga, có nghĩa là chúng rất cần thiết cho cỗ máy chiến tranh của Putin. Mối lo ngại này không phải là lý thuyết: Reuters báo cáo rằng Nga có thể sử dụng một mỏ dầu đã bị Mỹ trừng phạt để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc theo các thỏa thuận vừa được công bố.

Sau cuộc gặp kéo dài hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ giữa Putin và Tập Cận Bình cuối tuần trước, Moskva và Bắc Kinh đã đưa ra một tuyên bố chung công bố “rằng các mối quan hệ liên quốc gia mới giữa Trung Quốc và Nga vượt trội hơn so với các liên minh chính trị và quân sự của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tình hữu nghị giữa hai quốc gia không có giới hạn, không có lĩnh vực hợp tác nào bị cấm".

Mỹ có thể làm tê liệt Nga, nhưng chỉ khi Mỹ ngăn chặn được Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, ngoại trừ những người dưới thời Trump, đã tin rằng việc can dự vào nhà nước Trung Quốc sẽ khuyến khích nước này trở thành một “bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế.

Chính sách của Mỹ nói chung là cực kỳ thoải mái, phớt lờ các biện pháp trừng phạt trắng trợn của Trung Quốc với niềm tin rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ nhìn thấy mọi thứ theo cách của Washington. Kết quả là Trung Quốc hầu như không phải chịu bất cứ chi phí nào khi công khai - và liên tục - vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên hợp quốc, chẳng hạn đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc biết rằng người Mỹ có thể áp đặt cái mà ông Ward gọi là “các biện pháp trừng phạt giết chết nhà nước” đối với họ, nhưng họ có vẻ tin rằng chính quyền Biden sẽ không dám làm vậy. Do đó, Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng ủng hộ và không hề sợ hãi khi tiếp sức cho sự xâm lược của Nga. Mỹ giờ đây phải sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở cả hai đầu của lục địa Á-Âu, đối mặt với 2 quốc gia lớn và mạnh dạn tin rằng họ là một cặp - và nằm ngoài tầm với của Mỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả