Trung Quốc: Giảm phát và bẫy thanh khoản
‘Kinh doanh là làm giàu nhờ tiền bạc của người khác’: đi vay để kiếm lời cao hơn là chỉ có vốn riêng. Thuật ngữ kinh tế tài chánh có một ẩn dụ cho việc vay mượn đó là dùng đòn bẩy (leverage). Khi người ta đi vào tiến trình trái ngược – trả nợ - thì ta nghĩ tới việc trả lại đòn bẩy, deleverage. Trả không khéo là gẫy đòn bẩy.
Từ vụ “Suy trầm Toàn cầu” (global recession) vào các năm 2008- 2009, Bắc Kinh có đối sách mạnh mẽ: Háo hức tăng chi và ào ạt bơm tín dụng nhằm có đà tăng trưởng thật cao. Hậu quả là cả nước, từ chính quyền địa phương đến các hộ gia đình (vốn dĩ ưa tiết kiệm để phòng ngừa bất trắc) bèn thi đua dùng đòn bẩy, là đi vay. Có vay thì có trả, cả vốn lẫn lời.
Lúc đó mới thấy đầu tư tiền đi vay vào các lãnh vực kém hiệu năng, ít sanh lời. Trên đại thể, khi đà gia tăng tín dụng lại cao hơn đà tăng trưởng sản xuất thì đấy là kinh tế đã vay quá sức.
Việc tái phối trí khối nợ và trả nợ cho an toàn không đạt kết quả tối hiệu. Ngày nay là tai họa khi đòn bẩy bị gẫy, nên rơi vào bẫy. (Khi nào bàn về nước ta thì sẽ nói tới ‘kỷ luật trong thị trường’).
Đấy là nguyên do sâu xa của hiện tượng ‘giảm phát’.
Đầu tiên, giảm phát là… lạm phát ngược: lạm phát đã đụng sàn, chạm 0% rồi lủi dưới sàn! Hàng họ hạ giá mà bán không chạy vì thị trường nội địa Hoa lục hết mãi lực (trừ khu vực dịch vụ). Tồn kho chất đống mà doanh nghiệp chẳng thể xuất cảng vì toàn cầu đang rầu rĩ nhiều chuyện: Ngân hàng Thế giới dự kiến đà tăng trưởng toàn cầu vào năm nay chỉ là 2,1%; IMF bảo rằng khi đà tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 2,5% thì… đó là suy trầm!
Vì Đại dịch Covid, các nước Tây phương tăng chi để nâng trợ cấp khi sản xuất lại gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đảo lộn. Do đó mới có lạm phát. Trung Quốc văn minh hơn – chủ nghĩa xã hội mà – không có chế độ cấp cứu kinh tế như vậy, các hộ gia đình thì lo ngại tai họa thực hư của đại dịch, cho nên còn tiết kiệm nhiều hơn tức là hạn chế chi tiêu! Vốn là dân thực tế, thấy giá hàng đã hạ, họ còn bảo nhau chờ thêm cho đến khi giá giảm hơn nữa…
Hơn 10 năm trước, Trung Quốc nói đến yêu cầu cải tiến chiến lược phát triển, với tiêu thụ của thị trường nội địa là sức bật thay cho đầu tư lãng phí và xuất cảng dưới giá trị trường.
Giảm phát làm các khoản nợ lại tăng giá. Việc trả nợ như trả cái đòn bẩy lại phô diễn vụ gẫy đòn bẩy, rớt vô ‘bẫy thanh khoản’ (“liquidity trap”).
Trung Quốc có triệu chứng hốt hoảng khi cho Ngân hàng Trung ương liên tục giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ pháp định (RRR Reserve Requirement Ratio) để kích thích sản xuất: Vì lý do an toàn, các ngân hàng không được cho vay quá một tỷ lệ nào đó của lượng ký thác họ đã nhận. Hạ tỷ lệ dự trữ pháp định này là khích lệ các ngân hàng cung cấp thêm tín dụng.
Nhưng ai đi vay bây giờ? Và vay rồi làm sao trả?
Từ bao lâu, vốn là lực đẩy và nguồn sống cho nhiều ngành lao động và nhiều người có tiền, thị trường gia cư địa ốc thường lên giá và giúp người ta có cơ sở thế chấp để đi vay và xây cất nữa. Ngày nay, bất trắc về kinh tế lẫn mối lo về thuế làm thị trường này hết tăng giá! Trong cái trớn trả lại đòn bẩy, nhiều người còn sớm thanh toán tín dụng gia cư (tiền vay để mua nhà), hoặc bán luôn các căn đã xây cho mục tiêu đầu tư!
Nhìn về dài thì từ 2020, khối nợ của các hộ gia đình đã ổn định ở mức 60% Tổng sản lượng GDP sau khi nhân đôi từ 2009 đến 2020! Nếu giá nhà lại còn sụt thì trào lưu trả nợ sẽ tăng.
Bỏ qua nhược điểm ai cũng đã thấy là Trung Quốc đã đầu tư quá đáng vào hạ tầng vật chất với nạn lãng phí và đầu cơ, ta còn thấy một hậu quả sẽ vô càng tai hại về chính trị của giảm phát và vay mượn.
Do mâu thuẫn về ngân sách giữa trung ương với các địa phương, các chính quyền địa phương lập ra một hệ thống bình phong là công ty đầu tư, vay tiền bằng phát hành trái phiếu để tài trợ các dự án hạ tầng tại địa phương. Đó là LGFV “local government financing vehicles”
Sau đấy các công ty buôn đi bán lại trái phiếu trong thị trường nội địa và phẩm chất việc làm ăn thiếu công minh tất nhiên dẫn tới hậu quả là các sản phẩm tài chánh được buôn bán đó mất giá! IMF ước tính là trong ba năm 2018-2020 thì 40% tài sản liên hệ đến khối nợ của LGFV không đủ sinh lời để thanh toán tiền lãi của việc vay mượn! Đấy là thùng thuốc nổ khác của giảm phát vì ngân sách của các chính quyền địa phương đều đã hao hụt, nay giá tài sản gia cư địa ốc không tăng lại còn giảm!...
Và giảm phát cùng bẫy thanh khoản sẽ gây tác dụng cộng hưởng: kinh tế suy trầm và thất nghiệp cao, trung ương và địa phương đổ lỗi cho nhau.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Trong chu kỳ kinh tế, dòng tiền đầu tư được luân chuyển giữa các loại tài sản đầu tư khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay Sở giao dịch hàng hóa VN mới được cấp phép liên thông trên thị trường hàng hóa quốc tế. Thông qua Sở mình có thể đầu tư trực tiếp trên các sàn hàng hóa thế giới, với các sản phẩm thiết yếu như là: Dầu thô, Bạc, Cà phê, Đường, ...
Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường hàng hoá của Bô Công Thương để tận dụng cơ hội hiện nay. Với nhiều ưu điểm như: Long, Short, T0 .
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận