Trung Quốc gia nhập WTO - thành công của mô hình mở cửa tiệm tiến
Sự thành công của Trung Quốc trong việc đảo ngược quan điểm “càng mở cửa thương mại càng nghèo” đã trở thành ngoại lệ của WTO.
Phương thức gia nhập WTO của Trung Quốc là chuyển đổi dần dần, từ kiểm soát tỷ lệ nắm giữ cổ phần của vốn đầu tư nước ngoài đến các biện pháp bảo hộ như kiên trì không mở cửa tiền tệ, không tin tưởng mù quáng vào lý thuyết tự do hóa. Thêm vào đó, Trung Quốc đã có quá trình chuẩn bị rất dài trước khi gia nhập WTO, đàm phán gần 15 năm mới thành công tìm được ước số chung lớn nhất để hợp tác cùng thắng trong tổ chức quốc tế, thành công giành được quyền chủ động lớn hơn trong WTO và “chuyển từ phòng thủ sang phản công” trong hai thập kỷ.
Trong vòng hai thập kỷ, Trung Quốc đã thành công chuyển hầu hết các nước trên thế giới từ chỗ “Mỹ là đối thác thương mại lớn nhất” thành “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất”. Nước này tiếp tục tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ và sắp gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bắc Kinh đã đóng vai trò lớn hơn trong xây dựng điển hình toàn cầu hóa kiểu mới của hội nhập kinh tế khu vực.
Vương Huy Diệu, Chủ tịch “Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa” (CCG), nhấn mạnh rằng quá trình đàm phán, chuẩn bị gia nhập WTO của Trung Quốc kéo dài gần 15 năm và có thể nói quá trình gia nhập WTO đã kéo dài xuyên suốt toàn bộ quá trình đầu của cải cách mở cửa. Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều ở cùng trên một vạch xuất phát, phá vỡ sự lũng đoạn vốn có. Để chuẩn bị gia nhập WTO, Trung Quốc đã sửa đổi hàng chục ngàn điều khoản “không phù hợp” với kinh tế thị trường, đổi mới triệt để về quan niệm, thực tiễn và chế độ.
Trong bố cục kinh tế thế giới hiện nay, Trung Quốc đã trở thành quốc gia chủ động “chuyển từ phòng thủ sang phản công”, thiết lập sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), tích cực củng cố phát triển hội nhập khu vực, đẩy lùi thế lực ảnh hưởng của tư bản phương Tây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ nhiều hơn để giao dịch thương mại. Trong giai đoạn chuyển từ "phòng thủ sang phản công", Trung Quốc bắt đầu tích cực tham gia RCEP do ASEAN đứng đầu, thậm chí hiện nay tuyên bố muốn gia nhập CPTPP, tiếp tục thúc đẩy phương án toàn cầu hóa cùng thắng của thương mại thế giới ngoài tầm kiểm soát của phương Tây.
Về phương diện công nghệ, Trung Quốc cũng tích cực chuẩn bị tốt các công nghệ cho cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu khoa học, đồng thời đã chiếm ưu thế trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và thông tin lượng tử.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận