Trung Quốc đã cải tổ kinh tế đến đâu dưới sức ép từ Mỹ?
Phía Trung Quốc buộc tội Mỹ đưa ra nhiều yêu cầu vô lý và khẳng định rằng phía Trung Quốc đã có nhiều bước tiến quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Khác biệt sâu sắc giữa các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc xung quanh nhiều vấn đề từ tiếp cận thị trường cho đến trợ cấp trong các ngành công nghiệp hiện đang tồn tại khi mà hai bên chuẩn bị bước vào đàm phán từ tháng tới tại Washington.
Khi mà các cuộc đàm phán đổ vỡ vào tháng 5/2019, phía Mỹ đổ lỗi Trung Quốc về việc đã không tuân thủ đầy đủ các cam kết với nhiều vấn đề trong đó có chuyển giao công nghệ bắt buộc. Trong tuyên bố của mình, phía Trung Quốc buộc tội Mỹ đưa ra nhiều yêu cầu vô lý và khẳng định rằng phía Trung Quốc đã có nhiều bước tiến quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Vậy cho đến nay, Trung Quốc đã làm được những gì kể từ khi hai bên bắt đầu đối đầu vào năm ngoái xung quanh vấn đề thương mại và công nghệ? Các chuyên gia phân tích về Trung Quốc khẳng định rằng tốc độ cải tổ thị trường đã cao hơn trước rất nhiều nhờ sức ép từ phía Mỹ.
Phó chủ tịch nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc ở Washington, ông Jacob Parker, nhận xét: “Hiện nay có một số sự cải tiến hơn so với cách đây khoảng 6 năm”.
Ở thời điểm đó, giới lãnh đạo Trung Quốc đã lên kế hoạch mở rộng tự do hóa kinh tế mạnh mẽ nhất tính từ ít nhất thập niên 1990, và sau đó áp dụng dần dần. Đến tháng 1/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thêm một lần nữa lại kêu gọi về những kỳ vọng của thời kỳ đổi mới sắp đến.
Một năm sau, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, đồng thời là tư vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc sẽ làm cho thế giới ngạc nhiên với sự cải tổ mà Trung Quốc đang làm được. Hơn 1 năm rưỡi kể từ tuyên bố của ông Lưu Hạc, chẳng có sự ngạc nhiên nào cả, Trung Quốc vẫn được nhìn nhận rằng đã làm quá ít để hướng đến mục tiêu mở cửa dù rằng không ngừng cam kết về mục tiêu này.
Bloomberg đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính:
40% các công ty châu Âu cho rằng phía Trung Quốc đã cải thiện được khả năng tiếp cận thị trường, theo khảo sát về niềm tin kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố vào tháng 5/2019. Việc điều chỉnh lại danh sách đầu tư nước ngoài vào tháng 6/2018 có thể coi như bước tiến lớn, nó giúp giảm đi những lĩnh vực chịu hạn chế hoặc bị cấm đầu tư, cùng lúc đó gỡ bở hạn chế sở hữu nước ngoài trong ngành dịch vụ tài chính và ngành ô tô.
Tiến bộ lớn nhất đã có được trong tháng 7/2019 khi mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố sẽ đưa ra kế hoạch năm 2020 để gỡ bỏ trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong ngành tài chính, từ các công ty chứng khoán đến tương lai hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Dù vậy, phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc khẳng định rằng điều kiện tiếp cận thị trường vẫn ảnh hưởng đến một nửa trong số các thành viên của họ, thách thức đặc biệt lớn trong các ngành liên quan đến công nghệ, nghiên cứu và phát triển, nơi khoảng 75% thành viên phàn nàn về những vấn đề gặp phải.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận