Trump đánh thuế lên khỉ, các phòng thí nghiệm Mỹ tháo chạy sang Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu sử dụng khỉ trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu các bệnh ở người đang lo lắng rằng thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc sẽ làm hỏng nghiên cứu y sinh của Hoa Kỳ và khiến các phòng thí nghiệm có thử nghiệm trên động vật (khỉ) phải chuyển đến Trung Quốc.
Chính quyền Trump chuẩn bị áp thuế 15% đối với hàng nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc như một phần của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang. Mức thuế đầu tiên sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 với phần còn lại áp đặt vào ngày 15 tháng 12.
Mức thuế mới là mối lo ngại đối với các nhà nghiên cứu Mỹ đang đấu tranh gắt gao với các tổ chức bảo vệ động vật khi họ cố gắng ngăn cản việc vận chuyển động vật thông qua các hãng hàng không. Ngược lại, các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật coi thuế quan là một chiến thắng tạm thời khi ngăn chặn được hoạt động vận chuyển khỉ.
Ông Matthew R. Bailey, giám đốc điều hành của Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ về nghiên cứu Y – Sinh học cho biết.
Khoảng 80% tất cả các loài linh trưởng nhập khẩu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học ở Mỹ đến từ Trung Quốc, theo NABR. Khỉ được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị các bệnh như AIDS, Ebola và Parkinson.
Khi nhu cầu về khỉ trong phòng thí nghiệm tiếp tục tăng, các nhà khoa học Mỹ cho biết các dự án nghiên cứu đang bị chậm trế vì họ không thể có đủ động vật để thí nghiệm, theo Viện Y tế Quốc gia.
Hầu hết các dự án nghiên cứu của Mỹ bị hạn chế bởi ngân sách và phụ thuộc nhiều vào tài trợ nên họ sẽ không thể chi trả mức tăng chi phí 5% đến 25% cho hoạt động nhập khẩu khỉ, theo NABR. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu sẽ buộc phải thu hẹp quy mô dự án do thuế quan, những dự khác có thể ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ và chuyển nghiên cứu sang Trung Quốc.
Thuế quan mà ông Trump dự kiến áp sẽ mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn hơn về chi phí. Và điều này sẽ khuyến khích nhiều dự án tiến hành nghiên cứu ở Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ, ông Bail Bailey viết trong thư gửi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert E. Lighthizer.
Ví dụ, khi Hoa Kỳ hạn chế nghiên cứu về tinh tinh vào năm 2015, dự án đã chuyển sang Trung Quốc, nơi các nhà khoa học có thể sử dụng các loài linh trưởng để làm thí nghiệm với số tiền ít hơn đáng kể: 1.500 đô la ở Trung Quốc so với 6.000 đô la ở Hoa Kỳ, theo NABR.
Ngoài Trung Quốc, khỉ cũng được nhập khẩu từ Mauritius, Campuchia và Việt Nam nhưng chúng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như nhu cầu của Hoa Kỳ. Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng họ không thể phát triển các phương pháp điều trị mà không có động vật thí nghiệm là các loài linh trưởng Trung Quốc.
Số lượng linh trưởng được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm của Mỹ đã tăng 22% từ năm 2015 đến 2017, theo Bộ Nông nghiệp. Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu Mỹ đã thử nghiệm trên 75.825 loài linh trưởng, chủ yếu là khỉ rhesus, loài khỉ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ với bộ lông màu nâu và khuôn mặt đỏ.
Dưới sự xem xét kỹ lưỡng từ các tổ chức bảo vệ quyền động vật, các nhà nghiên cứu từ lâu đã lập luận rằng các loài linh trưởng rất cần thiết để phát triển các phương pháp điều trị bệnh cho con người. Bao gồm vắc-xin bại liệt, truyền máu và ghép tạng cũng như phát triển các phương pháp điều trị bệnh sốt rét và cải thiện các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh Parkinson.
Charles Roberts, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon, nơi có hơn 4.000 loài linh trưởng, nói rằng thuế quan ít gây lo ngại cho nghiên cứu học thuật nhưng lại là vấn đề đối với các nhà nghiên cứu dược phẩm.
Một bức tranh lớn hơn là các phương pháp nghiên cứu điều trị y tế (có sử dụng các loài linh trưởng để thí nghiệm) đang chuyển dần sang Trung Quốc. Họ (Trung Quốc) đang đầu tư rất lớn vào, trong khi Mỹ thì không, ông nói.
Tại Trung Quốc, các dự án không gặp vấn đề với những “kẻ cực đoan” luôn nâng cao quyền của động vật, trong khi ở Mỹ, các dự án phải giải thích lý do vì sao sử dụng linh trưởng, điều đó có ảnh hưởng đến nghiên cứu.
Tại Hoa Kỳ, có bảy trung tâm nghiên cứu linh trưởng liên bang được tài trợ bởi chính phủ và đang hợp tác với Viện Y tế Quốc gia. Ở Hoa Kỳ, khoảng hai phần ba là khỉ rhesus và số còn lại là khỉ macca, khỉ đầu chó và các loài khác, theo NIH.
Các mức thuế mới được đưa ra khi các trung tâm nghiên cứu linh trưởng ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự giám sát mạnh mẽ từ các nhóm bảo vệ động vật.
Đại học Harvard đã đóng cửa trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia vào năm 2015 sau một cuộc điều tra về bốn cái chết của động vật. Cùng năm đó, NIH đã kết thúc tài trợ cho tất cả các nghiên cứu về tinh tinh và thông báo, những con vật đó không còn cần thiết cho nghiên cứu.
Những người đối xử đạo đức đối với động vật, những người ủng hộ quyền động vật nói rằng họ muốn cấm hoàn toàn việc nhập khẩu khỉ, hoặc phải áp thuế cao hơn nhằm làm chậm việc vận chuyển từ Trung Quốc. PETA đã vận động các hãng hàng không lớn ngừng vận chuyển động vật sống để nghiên cứu, buộc một số nhà cung cấp linh trưởng phải sử dụng phương thức vận chuyển khác.
Đối với các nhà hoạt động vì quyền động vật, thuế quan là một phần của chiến thắng. Nhưng họ chỉ ra rằng việc thử nghiệm vẫn sẽ diễn ra tại Trung Quốc hoặc các quốc gia khác có quy định ít hạn chế hơn.
DJ Schubert, nhà sinh vật học hoang dã tại Viện phúc lợi động vật cho biết, ở mức độ mà thuế quan ngăn chặn được việc vận chuyển khỉ đến Mỹ, đó là một điều tốt, vì nó bảo vệ động vật khỏi phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, điều này sẽ không diễn ra dài, việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y – sinh học sẽ chuyển từ Mỹ tới các phòng thí nghiệm tại Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận