Trong 5 năm Viettel tạo ra doanh thu 1,2 triệu tỷ đồng, tiên phong kiến tạo xã hội số
Trong 5 năm, Viettel đã tạo ra hơn 1,2 triệu tỷ đồng, Viettel luôn là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về nộp ngân sách với mức trung bình khoảng 40.000 tỷ đồng mỗi năm. Tiên phong kiến tạo xã hội số và là hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao.
Ngày 2/7/2020, Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đến dự đại hội có sự tham gia của đồng chí Thượng tướng Trần Đơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị cùng 230 đại biểu đại diện hơn 8.000 Đảng viên đến từ 602 tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn.
Đại hội Đảng bộ lần thứ X là sự kiện chính trị đặc biệt của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, có nhiệm vụ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ IX, xác định phương hướng 5 năm 2020 – 2025 và là đại hội tổ chức trước của Đảng bộ cấp trực thuộc Quân ủy TW đối với Khối doanh nghiệp Quân đội.
Viettel đã đưa viễn thông- CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống, tạo ra sự bùng nổ thứ 2 tại Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng bộ Viettel đã lãnh đạo đơn vị hoành thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng hàng năm cao, giữ vững là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam.
Đến hết năm 2020, doanh thu của Viettel ước đạt 264.016 tỷ đồng, tăng 18,5% so với đầu nhiệm kỳ. Trong 5 năm, Viettel đã tạo ra hơn 1,2 triệu tỷ đồng (tương đương tổng thu ngân sách Việt Nam năm 2019). Viettel luôn là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về nộp ngân sách với mức trung bình khoảng 40.000 tỷ đồng mỗi năm.
Trong nhiệm kỳ, Viettel đã đưa viễn thông- CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống, tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành Viễn thông – CNTT Việt Nam. Viettel đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển sản phẩm, dịch vụ viễn thông và hạ tầng mạng lưới , từng bước hiện thực hóa mục tiêu đơn vị tiên phong trong xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT đáp ứng yêu cầu lộ trình chuyển đổi số đã đề ra.
Viettel hình thành hai mũi nhọn là hạt nhân đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao
Các cấp ủy, tổ chức đảng trong Tập đoàn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tâp trung vào những dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp công nghệ cao. Trong 5 năm qua, Viettel từng bước hình thành nền móng công nghệ cao với 2 mũi nhọn là công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp điện tử viễn thông với việc nghiên cứu, làm chủ hơn 40 dòng sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị trên nhiều lĩnh vực (radar, tự động hóa chỉ huy điều khiển, thông tin quân sự, tác chiến điện tử, mô hình mô phỏng, tác chiến không gian mạng, máy tính quân sự, thiết bị bay không người lái…).
Viettel đã chủ động nghiên cứu, xây dựng được các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng internet, bảo vệ các hệ thống và chủ quyền số quốc gia. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ AI trong lĩnh vực xử lý tiếng nói, xử lý ngôn ngữ và xử lý hình ảnh đảm bảo an ninh thông tin.
Tiên phong kiến tạo xã hội số và là hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Viettel đặt mục tiêu chuyển đổi từ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông thành công ty cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về lĩnh vực viễn thông và CNTT trong nước. Bên cạnh đó, tham gia là hạt nhân trong xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vũ khí, trang thiết bị khí tài chiến lược phục vụ QPAN; các sản phẩm lưỡng dụng trên nền tảng công nghệ quân sự, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đến dự Đại hội, đồng chí Thượng tướng Trần Đơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo: “Trong giai đoạn 2020 – 2025, Viettel cần tập trung xây dựng Chiến lược phát triển Tập đoàn, thực hiện chuyển dịch chiến lược sang mạng 5G, tăng cường chỉ đạo chuyển dịch số, tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin trong nước; không ngừng tăng trưởng doanh thu và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo Tập đoàn trở thành đơn vị đi đầu cả nước trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số; thực sự là mô hình mẫu mực, hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Quân đội.”
Viettel đã chuyển dịch từ mạng thông tin băng rộng sang siêu băng rộng, phát triển các dịch vụ viễn thông trên nền tảng công nghệ 4G; chính thức phát sóng mạng 5G và hạ tầng kết nối vạn vật (IoT); chuyển dịch từ thuê hạ tầng phần cứng của trung tâm dữ liệu sang kinh doanh giải pháp tổng thể, trọn gói dựa trên nền tảng điện toán đám mây (cloud). Đối với khách hàng cá nhân: Viettel chú trọng chuyển dịch từ thoại, SMS sang dữ liệu và dịch vụ số. Việc ứng dụng công nghệ mới đã góp phần giảm giá thành sản phẩm dịch vụ. Thuê bao 3G, 4G tăng trưởng bình quân 20%/năm, chiếm 73% tổng TB di động; giữ vững trên 50% thị phần di động trong nhiều năm liên tiếp. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Viettel tập trung thực hiện có hiệu quả xây dựng nền tảng ứng dụng giải pháp CNTT cho Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp lớn; ký thỏa thuận hợp tác về triển khai các dự án Chính phủ điện tử, đô thị thông minh với 9 Bộ, cơ quan ngang Bộ, 23 tỉnh, thành phố; triển khai có hiệu quả một số dự án quy mô như: Dự án một cửa quốc gia, Dự án CSDL hộ tịch điện tử, các dự án hiện đại hóa ngành y tế, giáo dục, giao thông.. và các giải pháp cho doanh nghiệp; triển khai thành công hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet)… Hệ sinh thái ngân hàng số ViettelPay được đầu tư, bước đầu có sự phát triển tốt và tiếp tục được hoàn thiện, cung cấp hệ sinh thái ngân hàng số toàn diện tới khách hàng cả hạ tầng thanh toán và các dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số, tiên phong kiến tạo xã hội số của Viettel. Triển khai có hiệu quả các ưu tiên chiến lược về hạ tầng mạng lưới: Chuyển dịch từ mạng thông tin băng rộng sang siêu băng rộng, phát triển các dịch vụ viễn thông trên nền tảng công nghệ 4G. Mở rộng hạ tầng cáp quang quang cho các khu đô thị, khô dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, góp phần đưa thị phần Internet cáp quang đạt 41,5%. Chính thức phát sóng mạng 5G và hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại Hà Nội và Thành phố HCM; chuyển dịch từ cho thuê hạ tang phần cứng của trung tâm dữu liệu sang kinh doanh giải pháp tổng thể, trọn gói dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Đầu tư nước ngoài: Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Tập đoàn đã khai trương và chính thức cung cấp dịch vụ tại 2 thị trường (Burundi và Tanzania), ra quyết định đầu tư, triển khai kinh doanh tại Myanmar, nâng tổng số Viettel đầu tư lên 10 nước với quy mô 255,5 triệu dân. Nghiên cứu sản xuất: Tập đoàn đăng kí 220 sáng chế, đã được cấp bằng bảo hộ cho 09 sáng chế, trong đó có 02 sáng chế được cấp bảo hộ tại Mỹ. Viettel cũng trở thành nhà mạng duy nhất trên thế giới đến thời điểm này đã chế tạo thành công các thiết bị 5G. Mạng lưới của Viettel là hạ tầng thông tin thứ hai vững chắc của Quân đội, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống. Viettel làm chủ nghiên cứu, sản xuất các thiết bị hạ tầng viễn thông, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng lưới của Viettel và đảm bảo dự phòng hạ tầng mạng lưới thông tin quân sự quốc gia. Viettel xây dựng, triển khai, quản lý an toàn các hệ thống như: Hệ thống tính cước online vOCS; hệ thống tổng đài chuyển mạch cho mạng 3G MSC; Hệ thống tổng đài tin nhắn SMSC; Trạm thu phát vô tuyến 4G và triển khai nghiên cứu phát triển trạm BTS 5G, chip 5G. Với việc nghiên cứu, chế tạo, triển khai và làm thủ tục các thiejs bị, hạ tầng viễn thông giúp Tập đoàn đảm bảo là mạng thông tin quân sự thứ 2 của Quân đội. Khối ngành truyền thống: Viettel cũng đã triệt để ứng dụng những nền tảng công nghệ hiện đại như Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn hay máy học vào hỗ trợ cho công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng. Không chỉ là đơn vị chuyển phát số 1 Việt Nam, Viettel Post còn đang là một đơn vị hàng đầu về Logistic. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận