24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Tuyên Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Trò bịp" trong cam kết của các cường quốc hạt nhân

Các cường quốc hạt nhân đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ, nhưng hóa ra tất cả đều là "trò bịp"

Ngày 3/1/2022, 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) - gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh - đã ra tuyên bố chung cam kết hợp tác tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Tuyên bố này nhấn mạnh sự cần thiết của việc không để chiến tranh hạt nhân xảy ra và sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn. Tuyên bố này được đưa ra tại hội nghị rà soát Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Năm nước thành viên HĐBA LHQ cũng là 5 quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng sản xuất hàng loạt đầu đạn nhiệt hạch. Một minh chứng là trong giai đoạn 1959-1961, cứ khoảng 100 phút, Mỹ sản xuất được một đầu đạn nhiệt hạch. Chính khả năng sản xuất hàng loạt loại vũ khí này đã giúp Pháp và Anh duy trì được "chiếc ghế thường trực" trong HĐBA cho đến tận ngày nay mặc dù Pháp và Anh chỉ là hai nước lớn ở cấp độ khu vực. Cũng chính vì sự nể sợ và kính phục mà đặc quyền đặc lợi của thứ quyền lực này đem lại đã khiến Nhật Bản hoặc Đức chưa thể chính thức đệ đơn xin trở thành thành viên thường trực của HĐBA. Các nước khác như Israel, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên đều đã chứng minh khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và vũ khí phân hạch tăng cường (một loại bom hạt nhân), song tốc độ chế tạo rất chậm và tổng kho vũ khí của các nước này gộp lại chỉ tương đương số lượng vũ khí mà Mỹ có thể sản xuất được trong vòng 59 ngày.

Điều 6 của NPT cam kết các bên ký kết, gồm các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân và 5 nước có khả năng sản xuất hàng loạt đầu đạn nhiệt hạch nói trên, sẽ nỗ lực hướng tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, những lời buộc tội thiếu thành thật nhắm vào 5 cường quốc hạt nhân chủ chốt nói trên ít ra có phần nào đúng. Những lời cáo buộc này được đưa ra bởi các tổ chức có tôn chỉ mục đích tốt song thiếu thực tế như Hội nghị Pugwash về các vấn đề khoa học và thế giới, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW) hoặc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ .

Điều cốt lõi của NPT là các nước ký kết nhất trí không xuất khẩu vũ khí hạt nhân sang các nước khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ đầu đạn giữa Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một vi phạm được chấp nhận một cách không chính thức. Do đó, việc hội nghị diễn ra hôm 3/1 nói trên tuyên bố rằng mục đích thực sự của hội nghị này là các cường quốc giao ước không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho những nước thuộc phạm vi ảnh hưởng của nhau là sự giả dối thứ nhất. Việc Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Đài Loan, Ấn Độ hoặc Nhật Bản, hoặc việc Nga cung cấp vũ khí hạt nhân cho Serbia, Venezuela hoặc Syria, hoặc Trung Quốc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Iran hoặc Cuba, sẽ gây xáo trộn cao về tình trạng các nước sở hữu hạt nhân trên thế giới và có khả năng làm gia tăng hơn ngăn chặn một cuộc tấn công do một nước láng giềng gây ra.

Điều lừa dối thứ hai trong tuyên bố của hội nghị hôm 3/1 nói trên là vũ khí hạt nhân chỉ đơn thuần giúp răn đe và ngăn chặn chiến tranh hay còn được gọi là răn đe tức thời. Mỹ chỉ cần sở hữu một kho vũ khí tối thiểu gồm 100 vũ khí hạt nhân để răn đe Moskva và Bắc Kinh bằng cách đe dọa sẽ hủy hoại các thành phố chính của Nga và Trung Quốc bằng thứ vũ khí này - điều sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn những gì mà cả Nga và Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc xâm lược Ukraine hoặc Đài Loan.

Một hình thức răn đe thứ hai là răn đe chung. Đây chính là việc một quốc gia phô diễn việc sở hữu một kho vũ khí hùng mạnh để răn đe và cản trở các quốc gia khác không nên cạnh tranh về lĩnh vực vũ khí hạt nhân, và đây cũng chính là ưu tiên của các cường quốc. Việc Mỹ sở hữu 5.000 loại vũ khí hạt nhân khác chủ yếu nhằm phô diễn cho hình thức răn đe chung nói trên. Thậm chí, Mỹ còn sở hữu hơn 400 tên lửa liên lục địa Minuteman-III III ở các bang miền Trung Tây nước Mỹ. Những tên lửa này sẽ không bao giờ được sử dụng khi chiến tranh bắt đầu và cũng sẽ không tồn tại khi kết thúc cuộc chiến. Do đó, những tên lửa này vô dụng vì sẽ không được huy động tham gia cuộc chiến. Thế nhưng, không giống như kho vũ khí hạt nhân chiến lược được phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom của Mỹ, kho tên lửa này đóng vai trò chính là sự phô diễn sức mạnh của Washington.

Nếu Mỹ và Nga chỉ sở hữu 100 đầu đạn hạt nhân thì Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia và Thái Lan cũng sẽ tìm cách sở hữu một lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân như là một phương thức không tốn kém để tiến tới vị thế nước lớn. Lý do chính khiến những kho vũ khí chiến lược của các nước ngày càng "phình to" là do tư duy cho rằng khả năng răn đe chung đem lại cho họ những lợi ích chiến lược.

Sự lừa dối thứ ba là sự khẳng định thường được lặp đi lặp lại nhiều lần rằng vũ khí hạt nhân thực sự không bao giờ được sử dụng và chỉ được triển khai để ngăn chặn các cuộc tấn công. Tuy nhiên, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khẳng định không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân lại không đủ mức độ đáng tin cậy và thường kích động xung đột.

Bằng chứng của việc thiếu mức độ tin cậy được thể hiện khi Ai Cập và Syria hồi tháng 10/1973 đã quyết định tấn công Israel sở hữu vũ khí hạt nhân, khi biết rằng sự phụ thuộc của Tel Aviv vào các liên minh khiến Israel "tự tung tự tác" sử dụng thứ vũ khí răn đe mạnh mẽ này.

Sự thiếu tin cậy, hay được hiểu là nghịch lý ổn định-bất ổn, chính là nhân tố kích động cuộc chiến giữa Trung Quốc và Liên Xô hồi năm 1969 và cuộc Chiến tranh Kargil giữa Ấn Độ và Pakistan hồi năm 1999, với lý do hai bên sở hữu những kho vũ khí hủy diệt lẫn nhau.

Rõ ràng, nếu một quốc gia muốn có được lợi ích của hòa bình nhờ năng lực răn đe hạt nhân đem lại thì quốc gia đó phải công khai đưa ra cam kết của mình đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân, bao gồm cả cam kết đối với công tác đào tạo nhân lực điều hành loại vũ khí này.

Theo SCMP

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả