24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Long
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Triều Tiên sẽ điều chỉnh chiến lược đàm phán với Mỹ ra sao?

Trang mạng “The Diplomat” mới đây đăng tải bài viết với tiêu đề “Chiến lược đàm phán của Triều Tiên sau Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội”.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội được cho là đỉnh cao của tiến trình hòa bình đối với Triều Tiên. Song thật không may, hội nghị này hóa ra lại thất bại hoàn toàn như nhiều người Triều Tiên theo dõi sự kiện đánh giá. Một trong những lý do dẫn tới tình trạng này đó Mỹ và Triều Tiên đã không phối hợp tốt ở các cấp đàm phán trước đó.

Thất bại của Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội vẫn là một trở ngại lớn cho ngoại giao Bình Nhưỡng. Triều Tiên sẽ điều chỉnh chiến lược đàm phán sau thất bại ở Hà Nội? Nếu điều chỉnh thì sẽ như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi này, điều cần thiết là phải hiểu bản chất mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của Triều Tiên. Mục tiêu dài hạn của giới tinh hoa Triều Tiên là đảm bảo sự sống còn của chính họ. Bất chấp tất cả sự thiện chiến của quân đội, họ không muốn có chiến tranh và chương trình hạt nhân luôn là chính sách bảo hiểm cho sự tồn vong chế độ của Triều Tiên.

Trớ trêu thay, chính sách làm hỗn loạn Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính sách đi từ đe dọa dùng sức mạnh quân sự đến hợp tác kinh tế, đã thay đổi luật chơi. Không giống như các tổng thống Mỹ trước đây, ông Trump dường như không bận tâm tới khả năng Seoul biến thành một “chảo lửa” trong trường hợp chiến tranh với Triều Tiên, điều này đã khiến Bình Nhưỡng mất cảnh giác.

Bình Nhưỡng trước các động thái của Mỹ đầu tiên cảm thấy bị đe dọa, dẫn tới mâu thuẫn giữa hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Một mặt, Triều Tiên cố gắng để tồn tại trong nhiệm kỳ của ông Trump.

Ngay cả khi các cuộc đàm phán bắt đầu sụp đổ do thiếu tiến triển, Triều Tiên sẽ cố gắng kéo dài chúng đến năm 2020 hoặc 2024, chờ đợi một Tổng thống Mỹ dễ đoán định hơn nhậm chức. Mặt khác, Triều Tiên rất cần sự bảo đảm an ninh và đặc biệt là giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt kinh tế để đổi lấy một số nhượng bộ. Bị vướng vào những mâu thuẫn này, Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Singapore và sau đó tới Hà Nội.

Một sự thừa nhận rằng khi chuẩn bị cho các cuộc đàm phán, Triều Tiên đã đánh giá thấp ông Trump như một nhà đàm phán thực thụ. Thật khó để đổ lỗi cho họ khi mà phần lớn các phương tiện truyền thông Mỹ, bao gồm New York Times và Washington Post, đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích về năng lực đàm phán của Tổng thống Trump.

Nhiều người lo ngại rằng ông Trump sẽ nhượng bộ một cách không cần thiết chỉ vì lợi ích công chúng. Với nền tảng đó, nhiều khả năng Bình Nhưỡng cho rằng Mỹ sẽ thực sự đồng ý nới lỏng lệnh trừng phạt để đổi lấy sự nhượng bộ nhỏ như phá hủy các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon thuộc chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, ngay khi phái đoàn Mỹ nhận ra rằng Bình Nhưỡng sẽ không đưa thêm bất cứ điều kiện gì hơn, họ đã lập tức bỏ đi và không có bất cứ thỏa thuận nào.

Triều Tiên dù không hài lòng với kết quả này, song vẫn mở tín hiệu sẵn sàng đàm phán. Washington cũng làm như vậy. Do đó, vì cố gắng theo đuổi cả hai mục tiêu cùng một lúc, Bình Nhưỡng đang ở trên ba mặt trận khác nhau.

Đầu tiên, Triều Tiên đang cố gắng giành được sự ủng hộ chính trị trước vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ. Nước này đã có các cuộc hội đàm thượng đỉnh với cả Trung Quốc và Nga nhằm giảm bớt áp lực kinh tế, vượt qua các lệnh trừng phạt đến từ ông Trump – một người không dễ đoán định.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng.

Trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng do cuộc chiến thương mại giữa hai nước, Trung Quốc có thể tăng cường hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Điều này giúp Bình Nhưỡng giảm bớt áp lực kinh tế.

Thứ hai, với quan hệ ngoại giao mở rộng, Triều Tiên có thể sử dụng để đạt được tiến triển trong đàm phán với Mỹ. Hàn Quốc hiện đang xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 với Triều Tiên.

Nếu hội nghị này diễn ra tại Seoul, sẽ có thể thúc đẩy cuộc đàm phán các cấp giữa Mỹ và Triều Tiên. Ông Trump sẽ tới Seoul vào tháng Sáu và có cuộc gặp với ông Moon Jae-in. Vì vậy, Bình Nhưỡng khả năng sẽ làm dịu lập trường đối với miền Nam, đồng thời phát động một cuộc “ve vãn”, bởi chính quyền ông Kim cần Seoul làm trung gian hòa giải.

Dấu hiệu đầu tiên đã được nhìn thấy trên báo chí Triều Tiên. Sau nhiều tuần chỉ trích Seoul can thiệp một cách không cần thiết vào các cuộc đàm phán Mỹ - Triều, những bài viết với nội dung này đột nhiên dừng lại. Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, trong một bài viết gần đây đã ca ngợi các thỏa thuận liên Triều, báo hiệu một bước ngoặt trong chiến dịch truyền thông.

Cuối cùng, có những dấu hiệu cho thấy ông Trump đang sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ một phần. Ví dụ như gợi ý của chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về Triều Tiên Andrei Lankov. Ông Andrei đã gợi ý Mỹ có thể từ bỏ thực hiện ý tưởng về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.

Ông Trump hiểu rõ cách tiếp cận này là buộc giới tinh hoa Triều Tiên phải “tự sát chính trị”. Tuy nhiên, ngược lại với sự linh hoạt của ông Trump, các thành viên chủ chốt trong chính quyền có phần bảo thủ hơn.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đặc biệt không hài lòng với ý tưởng này, ít nhất là theo các đánh giá của Triều Tiên. Đây là điều có thể sẽ dẫn đến những thay đổi của Bình Nhưỡng nhằm ứng phó với ông Trump như thông qua các chuyên gia tình báo thay vì Bộ Ngoại giao.

Điều quan trọng nhất là ông Trump không mất đi động lực đàm phán với Triều Tiên khi còn tại vị. Do không thể đoán trước được ông Trump, Triều Tiên sẽ không thể sử dụng chiến lược chỉ thông qua các động thái hạt nhân, trong khi vẫn mở cửa đàm phán như trước kia.

Mỹ bằng cách tiếp cận với Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ không chỉ gây áp lực chính trị lớn hơn, mà còn linh hoạt hơn, tạo ra những hiệu quả thực chất ứng phó với chiến lược ngoại giao mới của Bình Nhưỡng./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả