Triển vọng thị trường hàng hóa 2022
Viết tiếp câu chuyện của năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 vẫn chưa hết nóng, chỉ số VN-Index thậm chí còn thiết lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại là 1,500 điểm.
Trước sự xuất hiện của chủng Delta, phần lớn các hoạt động trong nền kinh tế đều bị đình trệ trong nhiều tháng, dòng tiền tiếp tục lẩn quẩn trong việc tìm lối đi và điểm đến cuối cùng mà thị trường lựa chọn là thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, với các rủi ro tiềm ẩn, nhiều nhà đầu tư đã nếm trái đắng. Nếu lớp nhà đầu tư này biết được một thị trường thậm chí có đem đến được lợi nhuận trong một thị trường “gấu” thì mọi chuyện có lẽ đã khác.
Thị trường hàng hóa 2021
Trong năm qua, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam là không thể phủ nhận. Thị trường chứng kiến số lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường với con số kỷ lục, đẩy thanh khoản thị trường lên mức cao chưa từng thấy. Mặc dù thị trường vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tốt trong năm 2022, nhưng vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Ngay từ tháng đầu tiên của năm 2022, hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản, một trong những nhóm ngành có vốn hóa lớn nhất thị trường đã chứng kiến nhiều phiên “lau sàn”. Điều này khiến hàng loạt các nhà đầu tư mà đặc biệt là nhóm nhà đầu tư F0 và những nhà đầu tư với tâm lý FOMO (Fear of Missing Out) chịu thiệt hại nặng nề.
Nhưng những nhà đầu tư tân thời hơn sẽ tìm cách đa dạng hóa danh mục tài sản đầu tư của mình với một kênh đầu tư khác. Mức sinh lời trung bình của VN-Index trong năm 2021 là hơn 36% - một con số không nhỏ đối với lượng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư. Nhưng cùng với lượng tiền đó, các nhà đầu tư chuyển sang giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh thì mức sinh lời mà họ đạt được trung bình là hơn 37% (chỉ số thị trường hàng hóa S&P GCSCI). Điều này chưa kể là nếu như tham gia giao dịch đối với các mặt hàng “hot” và có câu chuyện riêng thì mức sinh lợi thậm chí còn vượt trội hơn như các hợp đồng dầu thô và khí tự nhiên với mức sinh lời lần lượt là 55% và 46.9%.
Câu chuyện về giá dầu thô liên tục phủ kính tiêu đề các mặt báo trong năm vừa qua. Bất chấp biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ từ các chính phủ trên thế giới, giá dầu thô vẫn trên một đà tăng không ngừng nghỉ. Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga cùng các đồng minh, hay còn được gọi là OPEC+ là nhóm được gọi tên nhiều nhất trong năm qua.
Chi đầu tư cho ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã sụt giảm rất mạnh kể từ giai đoạn bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19 vào năm 2020. Chính vì vậy, thế giới lúc này đã trao quyền lực nhiều hơn cho nhóm OPEC+ trong việc kiểm soát giá dầu. Nhưng bất chấp giá dầu tăng mạnh và có thể tác động sâu rộng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế toàn cầu tạo rủi ro lạm phát lớn, nhóm OPEC+ vẫn kiên quyết trong lập trường giữ vững sản lượng khai thác ở mức 400,000 thùng/ngày trong nỗ lực đưa dầu thô trở lại thị trường của nhóm.
Các động thái chưa có tiền lệ của Mỹ trong việc lên kế hoạch mở kho dự trữ dầu chiến lược quốc gia (SPR) với 50 triệu thùng dầu phối hợp cùng với các quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh Quốc cũng không tạo ra sự chuyển biến lớn. Trung Quốc cũng ra tín hiệu sẽ tham gia cùng với xu hướng này nhưng không có các bình luận chính thức.
Khí đốt cũng là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh trong năm qua bởi những màn đấu khẩu kịch liệt gữa Nga và phương Tây trên vũ đài chính trị. Nga dùng lượng khí đốt cung cấp sang Châu âu như một vũ khí tối thượng hòng đạt được những ý đồ chính trị riêng. Giá khí đốt châu Âu tăng mạnh ở mức 800% so với hồi đầu năm 2021. Khủng hoảng khí đốt cũng kéo theo giá điện châu Âu vẫn còn neo ở mức cao nhất mọi thời đại.
Nhóm nông sản trong năm qua cũng có mức tăng trưởng mạnh khi hiện tượng thời tiết cực đoan La Nina tác động mạnh đến năng suất nông nghiệp tại các trung tâm cung ứng ngô và đậu tương của thế giới ở khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó là động thái thu mua nông sản ồ ạt với khối lượng cao kỷ lục từ Trung Quốc đã tiếp sức thêm cho đà tăng của giá nông sản.
Trong nhóm kim loại nổi bậc nhất chính là đồng với sự sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung tại các mỏ đồng lớn nhất thế giới ở Chile và Peru. Bối cảnh chính trị tại Chile và Peru có sự chuyển biến với việc giành chiến thắng liên tiếp trong các cuộc bầu cử của Đảng Cánh tả cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động các mỏ đồng tại đây. Chính quyền tổng thống Pedro Castallio tại Peru và tổng thống Gabriel Boric tại Chile đều ưu tiên vào các chính sách cho hạn mục xã hội, đồng thời ban hành các chính sách có thể làm ảnh hưởng đến chi phí sản lượng tại các mỏ đồng. Tồn kho đồng trên các sàn giao dịch chính tại London (LME) và Thượng Hải (SHFE) cũng sụt giảm mạnh.
Triển vọng thị trường hàng hóa 2022
Thị trường hàng hóa vẫn chưa đi hết chặn đường của một chu kỳ tăng giá. Giai đoạn năm 2021 vừa qua thực chất thì nền kinh tế thế giới và cả nền kinh tế Việt Nam ở trong pha hồi phục (Recovery) với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Bước sang năm 2022, thế giới sẽ bước vào pha tăng trưởng nóng (Overheat) với việc gia tăng lãi suất trên diện rộng. Đã có rất nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất rất mạnh trong năm vừa qua nhằm kiềm chế đà tăng nóng của lạm phát. Thị trường cũng đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nổ phát súng tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2022 và sau đó có thể tiến hành thêm ít nhất hai đợt tăng lãi suất nữa. Năm 2022 sẽ tiếp tục là một năng mà thị trường hàng hóa đón nhận nhiều tin tốt. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs vẫn tiếp tục củng cố cho quan điểm về một siêu chu kỳ hàng hóa có thể kéo dài một thập kỷ, lập luận vốn đã được ngân hàng này đưa ra vào quý 4 năm 2020.
Thị trường hàng hóa thậm chí vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận trong một thị trường giảm giá nhờ vào tính linh động 2 chiều. Nhiều sản phẩm mới cũng được ra đời như hợp đồng chênh lệch giá (Spread), liên thông giao dịch kim loại với sàn giao dịch kim loại London (LME) hay nhà đầu tư tại Việt Nam cũng lần đầu tiên được giao dịch hợp đồng tương lai dầu thô WTI mini và Micro.
Sự đa dạng của các sản phẩm đầu tư cũng với khả năng giao dịch hai chiều đã đẩy thanh khoản thị trường trong năm 2021 tăng mạnh mẽ. Theo số liệu từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thanh khoản thị trường trung bình gần 3.500 tỷ đồng mỗi phiên trong năm 2021, tương đương tăng đến hơn 150%, thậm chí có những phiên đạt hơn 7.000 tỷ đồng.
Triển vọng năm 2022, thị trường hàng hóa tại Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể hơn nữa không những trong nhu cầu đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và còn gia tăng trong nhu cầu bảo hiểm rủi ro giá cả. Nhiều sản phẩm mới hơn nữa hứa hẹn sẽ được cho ra đời, đáp ứng nhu cầu từng nhóm nhà đầu tư. Thị trường hàng hóa năm 2022 sẽ tiếp tục có nhiều biến động khi cú sốc về dịch Covid-19 vẫn chưa qua đi, chưa kể là sự xuất hiện liên tục của các chủng Covid-19 mới, gây khó khăn cho công cuộc chống dịch trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ và thị trường hàng hóa phái sinh sẽ là nơi giúp các nhà đầu tư khai thác cơ hội trong năm 2022.
Chỉ mới trong tháng đầu tiên năm 2022 giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 3/2022 đã tăng từ 74.88 USD/thùng (21/12/2021) lên mức 85.9 USD/thùng (19/01/2022), tương đương với mức tăng 14.7%. Xung đột chính địa chính trị Nga – Ukraine cũng như từ các khu vực Trung Đông là nguyên nhân thúc đẩy đà tăng đó. Các sự kiện địa chính trị diễn ra sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường năng lượng trong thời gian tới. Các nhà đầu tư có lẽ đã bỏ qua một cơ hội tìm kiếm lợi nhuận tốt.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận