Triển vọng thị trường chứng khoán Việt trong tháng 5.2022
DIỄN BIẾN thị trường chứng khoán thế giới
Trong 4 tháng đầu năm 2022, các thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Châu Á đều đồng loạt có sự sụt giảm khá lớn từ đỉnh khi Fed đã bắt đầu có hành động thắt chắt chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất 0,25% lần đầu tiên kể từ năm 2018. Các nhà phân tích tại Charles Schwab cho biết chứng khoán thế giới sẽ còn tiếp tục đối mặt với một loạt “cơn gió ngược”, bao gồm sự quyết liệt của Fed trong tương lai, xung đột đang diễn ra ở Ukraine hay áp lực lạm phát toàn cầu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam 4 tháng đầu năm
Thị trường kết thúc tháng 4 với mức giảm 8,4%, trở thành tháng giảm sâu nhất trong vòng 2 năm. Hàng loạt cổ phiếu chiết khấu giá cực sâu tuy gây thiệt hại rất lớn cho nhiều nhà đầu tư, nhưng cũng sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác biết nắm bắt và có cái nhìn dài hạn hơn.
Đầu tiên cần nhìn lại diễn biến điều chỉnh tháng 4 vừa qua, thị trường không phải lặp lại hay đối diện với các rủi ro bất thường nào từ dịch bệnh như các năm trước. Tháng giảm sâu kỷ lục gần nhất là tháng 3/2020 khi VN-Index lao dốc 24,9%. Tuy vậy tính chất lại hoàn toàn khác biệt.
Thời điểm tháng 3/2020 thị trường lần đầu tiên phản ứng với nỗi sợ mang tên Covid-19 và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng dữ dội trước lo ngại bùng phát dịch tại Trung Quốc làn sang Việt Nam sẽ kéo theo sự đình trệ kinh tế. Dòng vốn nước ngoài ghi nhận bán ròng tổng hợp trên sàn HoSE xấp xỉ 8 ngàn tỷ đồng. Ngược lại, tháng 4/2022 áp lực dịch bệnh lại không còn rõ nét, hoạt động sản xuất kinh doanh gần như bình thường và nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng tổng hợp xấp xỉ 3,9 ngàn tỷ đồng tại HoSE.
Dù vậy nỗi ám ảnh tháng 4/2022 không vì thế mà mờ nhạt. Thống kê cho thấy riêng trên HoSE, trong vòng 4 tháng đầu năm nay, có tới 225 cổ phiếu điều chỉnh tối thiếu 20% so với giá đỉnh trong thời gian này. Trong số này, 140 mã điều chỉnh trên 30%, thậm chí gần 30 mã "bốc hơi" quá 50% giá trị.
Nỗi ám ảnh này một phần vì cơ cấu nhà đầu tư cũng rất khác biệt. Nếu như giai đoạn tháng 3/2020, chủ yếu là các nhà đầu tư thâm niên phải chứng kiến mức biến động lớn trên thị trường, thì 4 tháng đầu năm 20202, lại chủ yếu là các nhà đầu tư mới. Kể từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2022, thị trường đã xuất hiện thêm khoảng 2,5 triệu nhà đầu tư cá nhân trong nước mới (giả định tương đương với số lượng tài khoản mới mở). Riêng trong 3 tháng đầu năm nay cũng tới gần 700 ngàn tài khoản mới. Những nhà đầu tư mới thường có thói quen lai vãng các mạng xã hội, nhóm phím hàng, mà chưa có kinh nghiệm đủ sâu, một số lại sử dụng margin cao…
Điều đáng chú ý là thị trường trong 4 tháng đầu năm nay lại không đối diện với các rủi ro thực sự nào về vĩ mô. Xung đột Nga – Ukraine thực tế ảnh hưởng rất mờ nhạt. Trong khi đó mức điều chỉnh 20 - 30% ở cổ phiếu thường chỉ xuất hiện với các yếu tố rủi ro mang tính cơ bản. Đây là điều trái ngược, khi kết quả kinh doanh quý 1/2022 được công bố dồn dập thời điểm hiện tại lại thể hiện một bức tranh lợi nhuận tích cực.
Dĩ nhiên câu chuyện margin và giải chấp là yếu tố nổi bật của nhịp điều chỉnh kỹ thuật mạnh bất thường này. Các nhà đầu tư mới sử dụng đòn bẩy quá nhiều, cầm cố đủ loại cổ phiếu để đầu cơ. Do đó ngoài yếu tố điều chỉnh kỹ thuật thông thường, thị trường đã phải chiết khấu thêm rủi ro từ khối lượng margin này, do đó mức giảm cũng sốc hơn, đặc biệt với nhiều cổ phiếu cụ thể.
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5.
Kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục tăng trưởng khá tốt trong Q1.2022 và được dự đoán sẽ tiếp tục quay trở lại đà tăng trưởng. Nhiều tổ chức kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 2022 sẽ ở mức 6% - 6,5% với mức lạm phát 4% - 5%.
Kết quả kinh doanh quý I/2022 đang bổ sung vào mức lợi nhuận bình quân của thị trường trong tháng 4. Chẳng hạn tỷ lệ P/E của VN-Index từ chỗ gần 18 lần hồi đầu tháng 4 đã tụt xuống 14,8 lần thời điểm đầu tháng 5. Theo thời gian những ngày tới, càng có nhiều kết quả lợi nhuận tố được công bố thì mức P/E sẽ còn thấp nữa. Nhiều công ty chứng khoán đã ước tính tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2022 trong khoảng 20 - 25%. Nếu giả định này hợp lý thì P/E forward thời điểm cuối năm 2022 với mức VN-Index hiện tại chỉ là hơn 12 lần.
Những tháng đầu năm 2022, những thông tin không mấy tích cực từ vĩ mô như Fed tăng lãi suất, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine hay việc xử lý những hành vi thao túng trên thị trường đã gây áp lực đến tâm lý NĐT. Chỉ số Vn-Index giảm từ 1.492,2 điểm vào cuối tháng 3/2022 xuống 1.384,7 điểm vào ngày 20/4/2022, tương đương mức giảm 7,2%. Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, Vn-Index đã giảm 8,78%.
Mặc dù kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có xu hướng hồi phục rất tốt, mặt bằng kết quả kinh doanh Q1.2022 của các doanh nghiệp đang mức tăng trưởng khá, nhưng với những biến hiện tại trên thị trường chứng khoán thì xu hướng là kém tích cực. Với những diễn biến hiện tại, chúng tôi cho rằng Vn-index đã bước vào xu hướng điều chỉnh sau quá trình tăng giá diễn ra trong 2 năm vừa qua. Mức điều chỉnh hiện tại thì Vn-Index đang có mức P/E dự phóng năm 2022 là 12,2 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần). Đây là mức rất hợp lý cho đầu tư dài hạn… Tuy nhiên, trong tháng 5 khả năng thị trường sẽ chưa có sự bứt phá, thậm chí có sự điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh mốc (1.200 -1.220) điểm, và đây thực sự là vùng điểm đầu tư rất hấp dẫn.
NHÓM CỔ PHIẾU CƠ BẢN TỐT LÊN NGÔI
Với nhận định của tôi về một số yếu tố kinh tế chính sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong tháng 5 và quý II/2022, Theo đó, nền kinh tế Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đi cùng với mức lạm phát cao. Đồng thời, lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ, nhưng mặt bằng lãi suất nhìn chung vẫn được giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng.
Những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4, tâm lý nhà đầu tư cũng như diễn biến trên thị trường có sự bất ổn nhất định sau khi cơ quan chức năng ra quyết định bắt tạm giam lãnh đạo của một số công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường chứng khoán trong dài hạn. đặc biệt trong giai đoạn tâm lý đang vô cùng e sợ, lại mở ra cho thị trường 1 mức định giá vô cùng rẻ, dòng tiền sẽ tập chung vào nhóm cổ phiếu cơ bản tốt, vốn hóa lớn và có những câu chuyện nổi bật trong 2022.
Vẫn nhiều nhóm ngành có thể mang lại cơ hội tốt
Tiếp sức cho đà phục hồi kinh tế là việc tín dụng tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực và sự hiệu quả vốn sẽ được tiếp tục khi Việt Nam bước vào thời kỳ bình thường mới. Theo đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của ngành - đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ - sẽ vẫn là các cơ hội đầu tư tiềm năng trong cả năm 2022.
Cùng với đó, việc xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản sẽ loại bỏ một số doanh nghiệp hoạt động thiếu minh bạch, nhưng đồng thời cũng để lại các khoảng trống trên thị trường bất động sản, cùng với đó sự ‘’lây lan ảnh hưởng’’ đã làm cho các cổ phiếu tốt trong ngành đi về vùng định giá vô cùng hấp dẫn. Sự phân hóa đã và đang diễn ra giữa các nhà phát triển bất động sản - cả nhóm bất động sản dân dụng và nhóm bất động sản khu công nghiệp - sẽ vẫn tiếp tục trong phần còn lại của năm nay. Những doanh nghiệp với lợi thế về quỹ đất, năng lực tài chính lành mạnh và định hướng phát triển dự án rõ ràng sẽ có sự bứt tốp mạnh mẽ so với phần còn lại của ngành.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam - vốn vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp - vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi theo xu hướng chung của nền kinh tế. Theo đó, tôi kỳ vọng vào nhóm doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa xa xỉ phục vụ nhu cầu mua sắm hồi phục trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội như các doanh nghiệp trang sức hay ô tô hạng sang..
Cuối cùng, các ngành vẫn có cơ hội đầu tư là các ngành nằm trong chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như cảng biển, dệt may, đồ gỗ, thủy sản,... Xét trên bình diện toàn ngành thì đây đều là các ngành đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong quý I/2022 đi cùng với sự tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam.
“Chúng tôi cho rằng, trong mỗi ngành đều sẽ có một số cơ hội đầu tư nhất định, nhưng khả năng tận dụng cơ hội đến từ bối cảnh chung, cũng như tiềm năng tăng trưởng giữa các doanh nghiệp trong từng ngành có sự phân hóa lớn, nên nhà đầu tư sẽ cần sàng lọc và nghiên cứu kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh cốt lõi của từng doanh nghiệp cụ thể”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận