Triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu
1. Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế Việt Nam diễn biến tích cự, kim ngạch xuất, nhập khẩu có nhiều điểm sáng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 368,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều tổ chức tài chính tài chính lớn đều đưa ra nhận định tích cực về sự tăng trưởng của nền thương mại toàn cầu, tiêu dùng toàn cầu sẽ phục hồi kèm theo lạm phát về mức mục tiêu. Theo World Bank, thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,5%, Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo thương mại hàng hóa thế giới tăng 2,6%. IMF đưa ra mức dự báo lạc quan hơn với mức tăng trưởng 3%.
Các thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất nhập khẩu là Hoa Kỳ và châu Âu đều thành công khi kiềm chế đà tăng của lạm phát giúp nhu cầu tiêu dùng được phục hồi. Các doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel đều duy trì sản xuất trong 6 tháng đầu năm và có kế hoạch tăng trưởng sản xuất trong năm nay. Tiêu biểu hơn có thể nói đến là mảng dệt may khi có sự phục hồi tích cực về đơn hơn, nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng đến quý 3 và cuối năm.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 11,6 tỷ USD, đây là mức xuất siêu khá tích cực và là năm thứ hai đạt giá trị xuất siêu lớn trong giai đoạn (2020 - 2024). Xét theo nhóm mặt hàng xuất khẩu chính, có đến 38/45 mặt hàng ghi nhận mức gia tăng xuất khẩu.
2. Xuất nhập khẩu trong tháng 7
Theo số liệu được công bố từ Tổng cục Thống kế, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 69,72 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể về xuất khẩu hàng hóa, tháng 7 ước đạt 35,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,87 tỷ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,05 tỷ USD, tăng 5,6%. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,48 tỷ USD, chiếm 1,1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 199,94 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 19,27 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 5,29 tỷ USD, chiếm 2,3%.
Hai thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Song song với sự tăng trưởng đó, chiều ngược lại nhập khẩu trong tháng 7 cũng có sự gia tăng, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc có tốc độ gia tăng nhanh nhất khi tăng đến 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính trong tháng 7 Việt Nam xuất siêu 2,12 tỷ USD.
3. Điểm sáng cho kỳ vọng xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng.
Bức tranh xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam đã tận dụng tốt các lợi thế từ FTA, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ký FTA đạt 230,5 tỷ USD, chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các nỗ lực đàm phán của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng hơn khi bước ra thị trường thế giới, tiêu biểu có thể nói đến quy tắc cộng gộp xuất xứ.
Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tiếp diễn và Việt Nam sẽ là một trong số các quốc gia được hưởng lợi nếu thu hút được các doanh nghiệp đặt nhà máy tại Việt Nam.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận