Triển vọng ngành ngân hàng- Đi qua những ngày mưa
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để hồi phục thị trường vốn
Thông tư 26/2022 giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống khi 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước sẽ được bơm ra nền kinh tế. Nghị quyết 8 và 33/2023 tạo cơ sở hành lang pháp lý cho việc giãn nợ và giải quyết nghĩa vụ thanh toán trái phiếu.
Cùng với đó, các quyết định của NHNN hạ lãi suất điều hành đã tích cực thúc đẩy nhu cầu tín dụng và giảm thiểu rủi ro nợ xấu tại các NHTM.
Với Thông tư 02/2023, áp lực trích lập dự phòng cho các ngân hàng sẽ giảm bớt khi các NH có thể cơ cấu lại chi phí trích lập dự phòng trong vòng 2 năm (2023- 2024). Chúng tôi cho rằng điều này sẽ hỗ trợ tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản/tài chính tiêu dùng cao trong cơ cấu tín dụng như TCB, MBB, VPB trong bối cảnh chi phí tín dụng dự kiến sẽ tăng.
Thị trường TPDN có thể ấm lên trong thời gian còn lại của năm 2023 do Thông tư 03/2023 đã hoãn Điều 11 Khoản 4 Thông tư 16/2021, tức ngân hàng vẫn được mua lại trái phiếu chưa niêm yết đã bán/phân phối với một số điều kiện đi kèm.
Tín dụng tăng trưởng yếu trong 6T23 nhưng có thể sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm
Tín dụng hệ thống tăng trưởng 3,17% so với đầu năm và 9,0% so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 05/0223, mức thấp nhất trong hai năm gần đây do nhu cầu tín dụng suy yế
Chúng tôi nhận thấy các NH có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao (MSB, TCB, HDB) có mức tăng trưởng tín dụng trong Q1/23 cao hơn nhiều so với các NH tập trung vào cho vay bán lẻ (ACB, VIB), do nhu cầu về vốn lưu động và tái cấp vốn cao trong khi tăng trưởng kinh tế yếu đi làm giảm nhu cầu cho vay tiêu dùng mới.
NIM: Kỳ vọng phục hồi trong năm 2024
Lợi suất tài sản của top 25 NH niêm yết ghi nhận mức tăng 1,74 điểm % so với cùng kỳ lên 8,5%. Trong khi đó, tăng trưởng chi phí vốn của các ngân hàng cao hơn lợi suất tài sản với mức tăng 1,83% lên 4,9% so với cùng kỳ, khiến tổng NIM giảm 3,4 điểm cơ bản xuống 3,6%.
Trong nửa cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng chi phí vốn sẽ giảm mạnh hơn nhờ các lần cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 và thứ 4 tại thời điểm cuối Q2/23 sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi không kỳ vọng việc sẽ thấy NIM tăng trở lại ngay lập tức, khi việc giảm lãi suất cho vay vẫn là ưu tiên nhất trước mắt để hồi phục nền kinh tế.
Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2023 nhờ chính sách tiền tệ mở rộng và các hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Trong kịch bản này, ngành Ngân hàng sẽ thể hiện rõ nhất sự phục hồi của nền kinh tế
Cổ phiếu tiêu điểm: TCB, MBB, VIB, SHB và VPB
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận