Triển vọng ngành đá: Thời điểm bứt phá đang đến gần
Kỳ vọng nhu cầu đá xây dựng tăng từ Qúy 4 2023 nhờ giải ngân vốn đầu tư công mạnh mẽ và ngành BĐS dân dụng dần ấm trở lại
Kể từ Q2/22, ngành BĐS nội địa chững lại sau hàng loạt sự kiến bắt giữ một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp BĐS lớn (vi phạm quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất mua nhà tăng và room tín dụng hạn chế. Kết quả là nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội đã suy giảm đáng kể trong những quý gần đây.
Chúng tôi nhận thấy một số tín hiệu tích cực hơn đối với ngành BĐS đã dần xuất hiện thời gian gần đây. Các chính sách nhằm tháo gỡ thị trường BĐS được ban hành kể từ đầu năm 2023 như Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ thị trường BĐS, Quyết định 388 về đề án phát triển nhà ở xã hội và mới đây nhất là NĐ10 tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý.
Do đó, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung BĐS nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ Q3/2024 khi Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho nhu cầu đá xây dựng trong năm tới.
Phát triển hạ tầng giao thông sẽ là ưu tiên trong giải ngân đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2023-25
Kể từ đầu năm 2023, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy yếu. Theo Tổng cục Thống kê, vốn nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong tháng 5/2023 tăng 18,2% svck lên 45,1 nghìn tỷ đồng (so với +12,7% so với cùng kỳ ở tháng 4/2023). Trong 5T23, vốn nhà nước thực hiện tăng 18,4% so với cùng kỳ lên 177 nghìn tỷ đồng, cao hơn tốc độ tăng 10,1% so với cùng kỳ trong 5T22.
Đáng chú ý, siêu dự án sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh thi công kể từ tháng 8/2023. Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu đá xây dựng cho thi công sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 – TP.HCM và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng lần lượt là 18 triệu m3, 4,4 triệu m3 và 3,4 triệu m3. Trong khi đó, trữ lượng & công suất khai thác đá xây dựng tại ĐBSCL khá hạn chế và cần phải huy động từ các khu vực lân cận. Do đó, chúng tôi cho rằng những mỏ đá tại 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai sẽ được hưởng lợi chính từ chủ đề này nhờ vị trí thuận lợi và trữ lượng khai thác đá lớn.
Chúng tôi ưa thích các doanh nghiệp đá xây dựng đáp ứng các tiêu chí sở hữu các mỏ đá có vị trí thuận lợi, công suất lớn và thời gian khai thác dài; tỷ lệ đền bù giải phóng mặt bằng trong khu vực khai thác cao, từ đó làm giảm rủi ro giá bồi thường đất tăng và chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn.
Các cổ phiếu ngành đá nổi bật có thể kể đến KSB VLB CTI TCD DHA...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận