Triển vọng ngành bất động sản khu công nghiệp: Câu chuyện tăng trưởng 6 tháng cuối năm
Dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ở đang cho thấy môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có sự cải thiện.
I. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
1. Vaccine COVID 19 xuất hiện
VACCINE COVID - 19 XUẤT HIỆN ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH LÀM GIA TĂNG TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN GIAO THƯƠNG TRONG KHU VỰC
Theo WB, dự báo tăng trưởng toàn cầu khoảng 4% với điều kiện vaccine covid 19 được cung cầu nhanh lên toàn cầu cũng như tốc độ tiêm chủng được phủ rộng
Gia tăng tốc độ giao thương hàng hóa và thúc đẩy quá trình dịch chuyển dòng vốn FDI đối với khu vực
2. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HƯỞNG LỢI TỪ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
Dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo ở đang cho thấy môi trường sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã có sự cải thiện. Hơn nữa các ngành sản xuất cần vốn đầu tư cao để xây dựng nhà máy, cơ sở vật chất ở nơi thuận tiện giao thương kinh tế phát triển làm đang thúc đẩy nhu cầu thuê đất KCN mạnh mẽ.
3. VIỆT NAM VẪN LÀ ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN ĐÓN ĐẦU DÒNG VỐN FDI VÀ HƯỞNG LỢI ƯU ĐÃI THUẾ TỪ FTA
Nhu cầu di chuyển cơ sở sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để cải thiện biên lợi nhuận được thúc đẩy mạnh mẽ do :
+ Sự gia tăng trong chi phí nhân công tại Trung Quốc
+ Áp lực từ chiến tranh thương mại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung
+ Dịch Covid-19 và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2020 đã cho thấy rủi ro khi chuỗi sản xuất tập trung tại một địa điểm duy nhất
- So với các quốc gia trong khu vực ĐNÁ về mức độ thu hút công nghiệp, Việt Nam vẫn là vị trí tiềm năng cho sự chuyển dịch của các công ty nhờ
+ Vị trí gần Trung Quốc với bờ biển dài, kết nối với các tuyến giao thương lớn đặc biệt Việt Nam là một điểm đến an toàn khi là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc kiểm soát dịch COVID-19.
+ Tiền nhân công, chi phí năng lượng và nhà xưởng thấp đặc biệt chi phí bất động sản công nghiệp rất cạnh tranh
+ Sự hỗ trợ từ các chính quyền địa phương và Chính phủ
+ Lượng lớn các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được ký kết tạo ra mức thuế hấp dẫn cho xuất khẩu nhiều loại hàng hóa ra thị trường toàn cầu. Chúng tôi cho rằng hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy đầu tư sản xuất tới Việt Nam, giúp duy trì dòng vốn FDI vào Việt Nam trong các năm tới.
- Bên cạnh chi phí hoạt động thấp, Việt Nam đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất. Ngoài ra, các công ty tại các khu công nghiệp còn được hưởng các ưu đãi khác như miễn thuế trong 2 đến 4 năm, giảm thuế trong 3 đến 15 năm và miễn thuế nhập khẩu
4. KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM TIẾP TỤC LÀ ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CHÍNH CỦA NGÀNH
4.1. Khu vực phía Nam
4.2 Khu vực Miền Bắc:
5. Các yếu tố hỗ trợ thời gian tới
- Quy hoạch các khu công nghiệp mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2025 có thể giúp tăng diện tích các KCN mới trong tương lai, đặc biệt là đối với các KCN lớn có tổng diện tích đất từ 1.000 ha trở lên, có thể đáp ứng nhu cầu về đất của các tập đoàn FDI lớn.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép Thị Vải, cảng Gemalink giúp kết nối thuận tiện hơn cho các KCN.
Bài viết do SFI Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: Vũ Hải Đăng 0973.723.461; Hoàng Kim Anh: 096.696.9653 ! Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận