24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Triển vọng lạc quan của dầu thô kỳ hạn trong năm 2022 dưới góc nhìn của OPEC+

Tính từ tuần bắt đầu từ ngày 03/01/2022, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng mạnh mẽ đến hơn 3.7%, chạm mốc cao nhất trong 1 tháng qua là 78.5 USD. Tính đến hiện tại, giá hợp đồng tương lai dầu thô đã hồi phục được đến hơn 18% so với mức đáy vùng 65 vào khoảng thời gian thị trường biến động trước sự công bố của biến chủng Omicron. Trong năm 2022, giá các hợp đồng được tin rằng vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, trước các tác động từ diễn biến chính trị và môi trường ở Mỹ và các quốc gia thuộc khối OPEC+.

Trong cuộc họp của Uỷ ban kỹ thuật hỗn hợp của OPEC - JTC vào ngày 03/01, dự phóng cán cân cung-cầu trên thị trường dầu thô kỳ hạn được điều chỉnh với kết quả khả quan hơn so với dự phóng đưa ra vào tháng 12. Trung bình trong năm 2021, mức chênh lệch sản lượng và tiêu thụ tăng lên thêm 300,000 thùng/ngày, đạt 1.5 triệu thùng/ngày trong khi mức thặng dư trong năm 2022 giảm xuống 1.4 triệu thùng từ con số 1.7 triệu thùng/ngày được dự tính trong tháng trước. Theo JTC, mức chênh lệch này được điều chỉnh dựa trên ước tính giảm sản lượng từ các quốc gia nằm ngoài khu vực OPEC+. Cùng lúc đó, các quốc gia khối liên minh OPEC+ cũng giữ vững quan điểm của mình như đã nêu ra trong báo cáo Thị trường Dầu Hàng tháng (MOMR) trong tháng 12 rằng các tác động từ Omicron sẽ chỉ là tạm thời và không quá ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Cán cân cung-cầu thị trường dầu thô dưới góc nhìn của JTC trong tháng 12

Triển vọng lạc quan của dầu thô kỳ hạn trong năm 2022 dưới góc nhìn của OPEC+

Khảo sát thị trường dầu Mỹ từ Dallas Fed Energy Survey

Trên thực tế, niềm tin của OPEC+ đối với việc giảm sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC+ được đánh giá rằng là nhận định có cơ sở, được chứng minh từ kết quả cuộc khảo sát của Dallas Fed Energy về thị trường khai thác và sản xuất dầu thô trên 13 quận của FED tại Mỹ. Khảo sát ghi nhận rằng trong quý 4 chỉ số chi phí đầu vào cho việc hoạt động của các công ty trên tiếp tục tăng lần thứ 3, từ con số 60.8 lên mức cao kỷ lục là 69.8. Điều này tương đương với việc các công ty khai khoáng và sản xuất dầu thô tại Mỹ ngày càng chịu áp lực trước việc biên lợi nhuận hoạt động giảm mạnh, với chỉ số ước tính giảm từ 21.8 trong quý 3 xuống 11.6 trong quý 4. Mức biên lợi nhuận sụt giảm được tin rằng sẽ là nhân tố cản trở mạnh mẽ đối với động lực gia tăng sản lượng của các công ty dầu khí tại Mỹ.

Bên cạnh các chi phí tăng cao do lạm phát, các công ty cũng chịu áp lực từ việc xoay dòng vốn kinh doanh, do tác động từ xu hướng ưu tiên hoá chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị của công ty (ESG) trên góc nhìn từ phía các nhà đầu tư. Trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Biden đang quảng bá chiến dịch dịch chuyển năng lượng xanh và quyết tâm thực hiện các chính sách ưu tiên phục vụ cho mục tiêu giảm 50% lượng carbon thải ra đến năm 2030, 60% các công ty khai thác và sản xuất dấu tên trong cuộc khảo sát nói rằng gặp khó khăn trong việc kêu gọi vốn từ các ngân hàng để hoạt động. Do các sức ép chính trị tác động lên hoạt động của các công ty dầu khí, các cổ đông cũng đang có xu hướng muốn bán đi cổ phần. Ghi nhận trong cuộc khảo sát cho thấy, có công ty còn bị hạn chế lên đến 80% nguồn vốn.

Sự sụt giảm sản lượng trong thời gian gần đây từ nhiều thành viên trong khối OPEC+

Mỹ không phải là thị trường duy nhất được tin rằng gặp khó khăn trong vấn đề gia tăng sản lượng cho năm 2022. Libya – một trong các quốc gia thuộc khối OPEC cũng đã dự kiến giảm sản lượng mất thêm 200,000 thùng/ngày trong tuần này để sửa chửa lỗi đường ống sau khi chịu tác động từ cuộc tấn công của dân quân ở các mỏ và nhà máy sản xuất dầu lớn trong nước. Trước đó, mỏ dầu lớn nhất của Libya - El Sharara với công suất khai thác lên đến 300,000 thùng/ngày cũng đã bị tạm đóng, cùng với các mỏ dầu khác là El Feel, Wafa và Hamada để bảo vệ nguồn tài nguyên. Điều này dẫn đến mức sản lượng ước tính của nước này trong tuần này chỉ còn đạt 780,000 thùng/ngày, tương đương giảm đến 31.5% so với mức tháng 11 và chạm mức thấp nhất trong vòng 14 tháng. Sự kiện này sẽ đóng vai trò hỗ trợ đà tăng của dầu thô kỳ hạn, do việc biểu tình tại Libya dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất ngày 24/1, tức ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu vòng hai trong mùa tranh cử Tổng thống.

Triển vọng lạc quan của dầu thô kỳ hạn trong năm 2022 dưới góc nhìn của OPEC+

Tuy nhiên, thị trường dầu thô kỳ hạn vẫn còn tồn tại yếu tố tiêu cực tiềm ẩn xoay quanh cuộc họp tại Vienna, với sự thương lượng giữa Mỹ và Iran thông qua các bên đại diện. Nếu cuộc thương lượng diễn ra suôn sẻ thì thị trường thế giới sẽ có thêm khoảng 2.8 triệu thùng/ ngày gia nhập từ phía Iran, đồng nghĩa với việc mọi vấn đề thiếu hụt sản lượng có thể ngay lập tức được giải quyết. Khi viễn cảnh này xảy ra, giá dầu thô kỳ hạn được dự kiến sẽ giảm mạnh quay trở về mốc trước đại dịch Covid-19.

Mặc dù vây, quan điểm về thị trường dầu thô kỳ hạn sắp tới được cho là vẫn rất lạc quan, do phía đại diện Iran cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự nhượng bộ về các điều kiện đặt ra của mình, trong đó bao gồm bắt buộc Mỹ phải dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt xuất khẩu dành cho Iran và Mỹ sẽ không được phép huỷ bỏ thoả thuận hạt nhân trong tương lai, bao gồm cả ở những đời Tổng thống đương nhiệm sau. Trên thực tế, điều này được xem là rất khó xảy ra, do Tổng thống Biden cần có đến 60 phiếu thuận để thông qua quyết định này tại Hoa Kỳ.

Xét về các mức độ rủi ro trong tương lai, các yếu tố môi trường tác động lên sản lượng của các quốc gia sản xuất lớn được tin rằng vẫn sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy giá các hợp đồng dầu thô tương lai trong năm 2022. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thị trường sẽ trở nên thận trọng hơn trước các tin tức từ Iran, khiến cho giá dầu thô kỳ hạn có thể sẽ gia tăng chậm rãi và ổn định hơn trong năm sau so với sự tăng trưởng bùng nổ trong năm 2021.

Triển vọng lạc quan của dầu thô kỳ hạn trong năm 2022 dưới góc nhìn của OPEC+
Biểu đồ phân tích kỹ thuật Hợp đồng tương lai dầu thô NYMEX – Chart 4h

Giá dầu trong tuần vừa qua vẫn tiếp tục tăng tích lũy hướng tới vùng kháng cự 78.50 – 79.60 sau khi giá phá lên kháng cự 72.30 – 73.30 của vùng sideway, tại vùng kháng cự này giá sẽ tiếp tục tích lũy nếu trong giai đoạn tích sideway tích lũy mà có lực mua tác động đủ lớn giá sẽ phá kháng cự và test lại đỉnh giá cao nhất của dầu là vùng kháng cự 84-85.

Kháng cự: 78.50 – 79.60

Triển vọng lạc quan của dầu thô kỳ hạn trong năm 2022 dưới góc nhìn của OPEC+
Biểu đồ phân tích kỹ thuật Hợp đồng tương lai dầu thô NYMEX – Chart daily

Về dài hạn giá dầu vẫn đang trong xu hướng tăng, mục tiêu giá dầu sắp hướng tói là vùng kháng cự 78.50 – 79.60

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

- Hotline: 0286 686 0068

- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả