menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

Bước sang năm 2021, triển vọng và quy mô thị trường cổ phiếu của Việt Nam vẫn sẽ có sự tăng trưởng nhất định so với năm 2020, thậm chí còn lớn hơn vì kỳ vọng vào toàn bộ sự phục hồi của nền kinh tế.

I. TOÀN CẢNH THẾ GIỚI:

1. Đại dịch COVID phủ bóng đen toàn cầu. NHTW nới lỏng chính sách

- Làn sóng dịch bệnh vừa nối tiếp nhau tại các quốc gia, hiện tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch và đang trong giai đoạn phục hồi lại.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- Các quốc gia khá đồng thuận về sự cần thiết của các gói hỗ trợ chưa từng có trong tiền lệ.

- Năm 2020 chứng kiến xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các NHTW gia tăng ồ ạt vả về khối lượng và thời gian cam kết thực hiện kéo theo đó là sự tăng giá của các kênh tài sản. Thị trường tài chính được hưởng lợi từ dòng vốn ồ ạt chảy vào trong đó thị 1 trường cận biên và mới nổi không phải ngoại lệ.

- Thương mại toàn cầu giảm mạnh từ tác động của dịch bệnh, các biện pháp bảo hộ hàng hóa tiếp tục diễn ra ở các quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh kinh tế - địa chính trị hiện tại kết quả đáng khích lệ về thành công trong vệc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn với dòng vốn đầu tư nước ngoài.

2. Diễn biến kinh tế vĩ mô 2021 và dự báo 2021

- Tăng trưởng Quý 4 dự báo đạt từ 4% - 5% do các động lực tăng trưởng dần cho thấy sự phục hồi sau dịch. Tăng trưởng GDP 2020 dự báo đạt 2,73%- 3,06%.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- GDP năm 2021 tăng khoảng 6,5% -7,0% dựa trên các đóng góp của các cấu phần:

+ Cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể so với mặt bằng thấp của năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa sẽ tiếp tục phục hồi sau khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đã cho thấy hiệu quả, quá trình thích nghi với chế độ “bình thường mới”, giúp cho nhu cầu tiêu dùng trở lại nhiều hơn thậm chí cả tại các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.

+ Ngành công nghiệp chế biến - chế tạo vẫn là chỉ báo quan trọng đối với sức khỏe của ngành sản xuất, vốn có đóng góp mức đóng góp đáng kể vào GDP đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

+. Cùng với đó, việc duy trì thành công sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng chính sách nhất quán của chính phủ trong thu hút đón đầu dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy đầu tư từ cả 2 khu vực công tư.

3. Triển vọng 2021

- Tạo điều kiện thuận lợi đón dòng vốn đầu tư với sự nhất quán trong chính sách của Chính phủ.

+ Điều kiện tiên quyết để phát triển: kiểm soát tốt dịch bệnh; phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ; Lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân.

+ Chuẩn bị nguồn lực tiếp nhận: chuẩn bị về tư liệu sản xuất cơ bản: đất đai, Điện nước, cơ sở hạ tầng.

+ Nguồn nhân lực: chất lượng giáo dục, đặc biệt về chất lượng đào tạo bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề

+ Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng tại một số trọng điểm trong đó bao gồm cả các thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt tại khu vực Nam Bộ và Bắc Bộ.

Dòng vốn FDI tiếp tục được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo.

a. Ổn định nền kinh tế và lạm phát

- Chính phủ chưa tăng lương cơ bản cho năm 2021.

- Mặc dù cầu tiêu dùng vẫn đang phục hồi tốt nhưng chưa thực sự mạnh mẽ đủ tạo sức ép lên lạm phát.

- Nhóm lương thực thực phẩm cần phải lưu ý theo dõi diễn biến giá gạo và thịt lợn, trong đó chúng tôi cho rằng Việt Nam với thế mạnh nông nghiệp, hoàn toàn có thể chủ động và điều phối nguồn cung, bên cạnh đó, hoạt động tái đàn và nhập khẩu lợn giống cũng được đẩy mạnh.

- Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, giảm thiểu tối đa các tác động.

- Giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ công, điện, nước, y tế trong khả năng điều hảnh và kiểm soát của Chính phủ .

Tỷ lệ lạm phát năm 2021 được dự báo mức không quá 4%, dự báo lạm phát tăng 3,0% - 3,5%.

b. Sự ổn định của tỷ giá

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

Thị trường ngoại hối và tỷ giá được kỳ vọng ổn định, thậm chí ở một số thời điểm VND có thể mạnh lên so với USD:

Nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào trong bối cảnh:

(1) Dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và kiều hối khá tích cực/

(2) Cán cân thương mại hàng hóa dự báo tiếp tục thặng dư lớn.

Xu hướng nới lỏng CSTT của các NHTW trên thế giới, dòng tiền vẫn tìm đến các quốc gia đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô như Việt Nam.

Các yếu tố bất định vẫn diễn ra trên thế giới, tuy nhiên các nhà đầu tư đã dần làm quen với thực tế các yếu tố bất định khó luôn tồn tại và phải thích ứng với các sự kiện này.

NHNN vẫn thể hiện chính sách linh hoạt và nhất quán nhằm hỗ trợ và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tỷ giá nói riêng.

c. Ổn định lãi suất huy động và cho vay

- Tăng trưởng tín dụng

+ Định hướng của NHNN đối với các NHTM sẽ tiếp tục được thể hiện, tập trung vào chất lượng thay vì tăng dư nợ. Bởi vậy tăng trưởng tín dụng được dư báo sẽ tăng thấp hơn 2016-2017, nhưng gần tương đương 2018-2019.

+ Theo đó, tín dụng sẽ tập trung phần lớn vào các TCTD có chất lượng tài sản tốt, và tín dụng sẽ kém khả quan đối với các TCTD chưa xử lý xong nợ tồn đọng.

- Lãi suất huy động
Kỳ vọng động LSHĐ có thể tiếp tục giảm, sau đó ổn định ở mặt bằng thấp:

+ Các NHTW được dự báo duy trì CSTT nới lỏng trong khoảng thời gian dài.

+ Định hướng xuyên suốt của NHNN là giảm LSHĐ, dành nguồn lực nhằm xử lý nợ xấu. Theo đó, VCBS sẽ tiếp tục theo dõi sát sao các động thái điều hành, nổi bật là thông tư sửa đổi TT 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Covid-19.

+ Xu hướng tăng của LSHĐ những năm trước chủ yếu đến từ việc huy động nhằm đáp ứng các chỉ số an toàn, và cạnh tranh thu hút khách, cũng như có nguồn lực cho vay tín dụng. Sang năm 2021, dưới động thái điều hành của NHNN, cùng mục tiêu tín dụng tập trung vào chất lượng, xu hướng tăng LSHĐ khó có thể trở lại.

Rủi ro: Áp lực tăng tại LSHĐ có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay, cũng như các doanh nghiệp và người dân có xu hướng rút tiền khỏi hệ thống hơn; theo đó, kéo theo áp lực huy động. Mặc dù vậy, VCBS nhận định áp lực này nếu có sẽ không lớn, khi tín dụng cả năm được dự báo tăng 11-12%, thấp hơn giai đoạn 2016-2017.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021
- Lãi suất cho vay

Mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay (tính chung cho cả năm) để hỗ trợ tăng trưởng có thể đạt được nhờ các yếu tố:

+ Dòng tiền nước ngoài đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho thanh khoản.

+ LSHĐ ổn định ở mặt thấp đủ lâu là tiền đề cho xu hướng giảm của LSCV. Theo đó, LSCV có thể giảm chủ yếu tại một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên.

LSHĐ được dự báo giảm 50 điểm so với cuối năm 2020 và sau đó ổn định ở mặt bằng thấp. LSCV có thể giảm 30-50 điểm do độ trễ giữa giảm LSHĐ và LSCV sẽ mất ít nhất 6 tháng, thậm chí dài hơn khi các ngân hàng ưu tiên chất lượng tín dụng.

II. THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
1)​​Điểm lại năm 2020 đầy biến động

- Quý 1/2020 là quý giảm mạnh nhất của VN Index kể từ tháng 8/2001 do Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Cụ thể, hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm khiến chỉ số giảm 24,9%, các nhóm ngành chịu ảnh hướng lớn nhất gồm nhóm hàng không, du lịch & giải trí. Tuy nhiên, nhờ thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh và kết thúc cách ly xã hội sớm khiến xu hướng hồi phục chiếm chủ đạo trong suốt Quý 2 và Quý 3, điểm số tăng cùng thanh khoản cải thiện cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- Giai đoạn cuối năm, VN Index bất ngờ vượt lên trên mốc 1100 điểm xóa sạch đà giảm năm 2020 .

2. Nhóm đầu tư ngoại:

- Trong năm 2020, do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế do dịch Covid-19, xu hướng bán ròng là điểm nhấn chính của nhà đầu tư nước ngoài kể từ tháng 2/2020, trong đó những giai đoạn mà khối ngoại bán ròng mạnh là Q1, nửa đầu tháng 8 và tháng 10 năm nay. Tính tới ngày 10/11, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt tổng cộng 11,554 tỷ đồng trên cả ba sàn HSX, HNX và UpCom.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- Đáng chú ý trong năm 2020 là giao dịch thỏa thuận 15,000 tỷ của VHM vào hồi tháng 6. Ngược lại, 2 mã cổ phiếu còn lại thuộc nhóm Vingroup (VRE, VIC) cùng MSN, HPG bị khối ngoại bán mạnh tay.

3. Tăng tỷ trọng cổ phiếu VN trong thành phần chỉ số MSCI

- MSCI công bố tỉ trọng mới của các thị trường trong rổ chỉ số MSCI Frontier Market 100 mới. Cụ thể, chỉ số MSCI Frontier Market 100 sẽ cơ cấu lại trong 5 giai đoạn để loại Kuwait ra khỏi rổ chỉ số, kéo dài từ tháng 11/2020 cho tới tháng 11/2021.

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- Sau đợt cơ cấu tháng 11/2020, tỉ trọng của thị trường Việt Nam trong danh mục chỉ số MSCI Frontier Market 100 sẽ tăng lên mức 15.76% so với mức 12.65% hiện tại. VCBS Research ước tính quỹ ETF Ishare MSCI Frontier Market 100 sẽ mua ròng khoảng 280 tỷ đồng sau kỳ cơ cấu tháng 11/2020 vào 28 mã cổ phiếu trong danh mục bên, với 2 mã mới được đề xuất là PDR và KDC.

4. TRIỂN VỌNG 2021
a) Dự báo diễn biến chỉ số chính
Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

- VN Index sẽ có xu hướng vận động quanh một “nền” giá cao hơn nhưng biên độ dao động (chênh lệch giữa mức cao nhất và mức thấp nhất trong năm) của VN Index sẽ vào khoảng 120-150 điểm.

- Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2021 tiếp tục cải thiện so với năm 2020, đạt bình quân khoảng 400-410 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 5% yoy.

- Giá trị giao dịch được kỳ vọng đạt mức tăng khoảng 8% tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 7.000 tỷ đồng trên cả ba sàn.

b) Đầu tư công

Giải ngân các dự án mới trong 2021 sẽ không dễ dàng

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021

Nguồn lực có hạn: Nguồn vốn đầu tư công 2021 sẽ chỉ tăng nhẹ so với vốn kế hoạch năm 2020, ở mức 477.300 tỷ đồng (+1,4% yoy). Tuy nhiên, theo tổng hợp của Bộ KH & ĐT, nhu cầu sử dụng vốn của các bộ ngành và địa phương lên đến 682.000 tỷ đồng.

Độ trễ trong xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 lồng ghép với kế hoạch 2021: Năm 2021 là năm đầu triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021- 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhưng lại phải tới tháng 7/2021, kế hoạch trung hạn mới được thông qua.

EVFTA – CAM KẾT CẮT GIẢM THUẾ GIỮA EU & VN

Triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam 2021
d) Nhóm ngành tiềm năng 2021

- Quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài, quá trình công nghiệp hóa (và số hóa) của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu là: Điện (cả truyền tải điện và sản xuất điện); Sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép, gỗ, đá); và Sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

= Đây đồng thời cũng là các nhóm ngành được hưởng lợi từ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ thông qua các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại

Nhóm cảng biển – logistics.

Đây đồng thời cũng là những nhóm ngành phụ trợ cho hoạt động chuyển dịch hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí nhân công cạnh tranh hơn trong đó có Việt Nam.

- Các doanh nghiệp có yếu tố ứng dụng công nghệ mới. Quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn vào sản xuất kinh doanh và “số hóa” trong nền kinh tế Việt Nam là tất yếu và không thể đảo ngược.

- Điểm nhấn cuối cùng trong năm sau là các doanh nghiệp riêng lẻ có “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn,...

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0966.96.9653 (Kim Anh - Chuyên viên tư vấn CTCK VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả