Tránh vạ lây hàng Trung Quốc “lẩn tránh” xuất xứ
Nhiều DN Trung Quốc đã nhập toàn bộ sản phẩm linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam, chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp giản đơn cuối cùng của sản phẩm tại Việt Nam trước khi gắn giả xuất xứ xuất đi.
Thủ đoạn gian lận C/O thường thấy nhất là doanh nghiệp (DN) Việt gồm cả DN có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu chỉ trải qua công đoạn gia công, chế biến hoặc lắp ráp đơn giản chưa đáp ứng quy tắc C/O nhưng vẫn khai C/O Việt Nam.
Hoặc hợp lý hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận C/O của Việt Nam hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu. Đây không phải là giấy chứng nhận xuất xứ nhưng có thể là cơ sở để DN làm giả C/O. Việc cảnh báo hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam đã được nói nhiều năm nay. Tuy nhiên, thực tế các vụ việc được phát hiện thường chậm, một số xảy ra sau khi đã có cảnh báo.
Đặt nghi vấn, lượng nhôm dự trữ cho sản xuất của DN này quá lớn, lẽ ra các cơ quan quản lý địa phương phải nhạy cảm để đặt nghi vấn ngay từ khi DN nhập hàng về Việt Nam.
Hiện tại, cơ quan hải quan chưa thông tin con đường nhập khẩu lượng hàng khổng lồ này về như thế nào, nhưng tại thời điểm năm 2016, sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, nó đã được phủ bạt nằm tại VN. Theo tôi, việc để các vụ lẩn tránh xuất xứ xảy ra lớn phải đặt trách nhiệm của cơ quan quản lý. Hải quan và các đơn vị cấp C/O, cơ quan hậu kiểm là Sở KH-ĐT...
Công tác hậu kiểm của chúng ta chưa làm tới, công tác gác cổng để cho một lượng lớn hàng nhập vào trong bối cảnh nhạy cảm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho thấy, cách chúng ta phản ứng để tránh vạ lây còn chậm lắm. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cũng chưa thật nhịp nhàng. Nó, có chăng chỉ quyết liệt hơn khi đã được các cơ quan nước ngoài cảnh báo, đề nghị phối hợp…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận