Tranh chấp đất đai: Có khả năng thắng thì hãy kiện
Tranh chấp đất đai thường phức tạp và kéo dài, tốn kém thời gian, công sức của người khởi kiện.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp có thủ tục khá phức tạp và kéo dài. Nhiều trường hợp người dân không tự mình viết đơn, thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại tòa để có cơ sở thắng kiện. Vậy, thế nào là tranh chấp đất đai, người dân cần chú ý những gì khi giải quyết các tranh chấp liên quan tới đất đai?. Liên quan đến vấn đề này, PV VOV trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự.
Tranh chấp đất đai bao gồm: Tranh chấp đất đai mà trên đất không có tài sản hoặc tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Nếu phân loại một cách tương đối thì dạng tranh chấp này gồm 4 nhóm chính.
Thứ nhất, tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, hoặc tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất. Thứ hai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, hoặc thừa kế về các tài sản trên đất. Thứ ba, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Và thứ tư là tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc là các giao dịch về nhà ở.
Thứ hai, là đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch, tranh chấp về thừa kế, cầm cố, thế chấp thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện.
Thứ hai, là các giấy tờ, căn cứ để chứng minh về quyền sử dụng đất của mình. Và đối với các tranh chấp về đất đai thì Nhà nước khuyến khích việc hòa giải.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Luật đã quy định, người dân cũng phải theo dõi để đốc thúc đối với cán bộ, đối với người có thẩm quyền giải quyết. Còn đối với thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quy định, thời hạn để kiểm tra hồ sơ không quá 3 ngày làm việc. Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh. Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh giống với thủ tục thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, thời hạn giải quyết không quá 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Còn đối với giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.
Còn đối với quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án tuân theo các quy định của tố tụng dân sự. Ví dụ như thủ tục xét xử sơ thẩm thì thời hạn chuẩn bị tối đa là 6 tháng.
Một là, quy định của pháp luật như thế nào, tức là chúng ta cần phải tìm hiểu. Hai là các căn cứ cơ sở pháp lý để đề nghị Tòa án xem xét có hay không. Bởi, khi chúng ta nộp đơn, nếu không thuộc trường hợp được miễn giảm khi được thụ lý là chúng ta phải nộp án phí. Cho nên, chúng ta cần phải tìm hiểu, thậm chí là chúng ta tham vấn luật sư, hoặc trợ giúp pháp lý để xem căn cứ cơ sở pháp lý của chúng ta có không nếu thực hiện việc khởi kiện. Nếu không có căn cứ vào cơ sở pháp lý trên cơ sở ý kiến của chuyên gia, của các luật sư thì chúng ta quyết định là có thể không khởi kiện vì không đem lại hiệu quả cho chúng ta mà lại gây mất tiền. Bởi, án phí là bên nào thua bên ấy chịu.
Quy định của pháp luật, theo tỷ lệ, ví dụ từ trên 4 tỷ đồng, mức án phí là 120.triệu đồng cộng với 0,1 % của phần giá trị vượt lên 4 tỷ đồng. Có những vụ tranh chấp đến cả nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ thì cứ nhân với 0,1% để ra án phí.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận